Khởi động: Em hãy cho biết công việc của những người lao động trong Hình 2.1.
Trả lời:
a) Bảo dưỡng, sửa chữa điện
b) Lắp đặt, vận hành điện
I. Thiết kế điện
Câu hỏi 1: Nêu một số đặc điểm ngành nghề thiết kế điện.
Đặc điểm ngành nghề thiết kế điện:
- Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện.
- Công việc chính: lựa chọn vật liệu, tính toán kích thước, thông số của thiết bị điện.
- Sản phẩm: bản vẽ thiết kế và tài liệu liên quan.
- Địa điểm làm việc: viện nghiên cứu, trường đại học, công ty tư vấn điện, công ty chế tạo thiết bị điện.
- Người thực hiện: kĩ sư điện, kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
Câu hỏi 2: Kể tên một số công việc khi thiết kết sản phẩm ở Hình 2.2
Trả lời:
- Nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện để lựa chọn vật liệu
- Tính toán kích thước, thông số của các thiết bị điện
- lên bản vẽ thiết kế.
II. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện
Câu hỏi: Trình bày một số đặc điểm ngành nghề sản xuất, chế tạo thiết bị điện.
Đặc điểm ngành nghề sản xuất, chế tạo thiết bị điện:
- Là quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế điện.
- Công việc chính: lựa chọn công nghệ phù hợp, lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo.
- Địa điểm làm việc: nhà máy sản xuất thiết bị điện.
- Người làm việc: kĩ sư điện, thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện.
III. Lắp đặt điện
Câu hỏi: Trình bày một số đặc điểm ngành nghề lắp đặt điện
Trả lời:
- Là kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh.
- Công việc chính: lắp đặt máy phát điện, máy biến áp, hệ thống cung cấp điện, điện phục vụ đời sống, ...
- Người thực hiện: kĩ sư điện, thợ lắp đặt.
- Địa điểm: nhà xưởng, ngoài trời, địa hình phức tạp, môi trường khắc nghiệt.
IV. Vận hành điện
Câu hỏi: Nêu một số đặc điểm ngành nghề vận hành điện.
Đặc điểm ngành nghề vận hành điện:
- Là những thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị điện và hệ thống điện.
- Công việc chính: vận hành hệ thống trong các trung tâm, vận hành từng thiết bị điện trong hệ thống.
- Người thực hiện: kĩ sư điện, thợ điện.
- Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, địa hình phức tạp, môi trường khắc nghiệt.
V. Bảo dưỡng, sửa chữa điện
Câu hỏi 1: Nêu một số đặc điểm ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa điện
Trả lời:
- Vai trò thiết yếu:
+ Đảm bảo hệ thống điện hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả.
+ Ngăn ngừa sự cố điện, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị điện.
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Kiến thức chuyên môn về điện, kỹ năng sửa chữa điện, hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện.
+ Có khả năng đọc hiểu bản vẽ điện, sơ đồ điện.
+ Khả năng sử dụng thành thạo các dụng cụ sửa chữa điện.
- Kỹ năng mềm:
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao.
+ Khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
+ Giao tiếp tốt, tư vấn khách hàng hiệu quả.
- Điều kiện làm việc:
+ Có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như độ cao, nắng nóng, ẩm ướt.
+ Cần có sức khỏe tốt và khả năng thích nghi cao.
- Cơ hội nghề nghiệp:
+ Nhu cầu nhân lực cao do sự phát triển của ngành điện và cơ sở hạ tầng.
+ Thu nhập tốt cho thợ điện có tay nghề cao, chuyên môn giỏi.
- Cạnh tranh:
+ Cạnh tranh cao do nhiều thợ điện tham gia thị trường.
+ Cần không ngừng nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức mới và xây dựng uy tín để thu hút khách hàng.
- An toàn lao động:
+ Luôn tuân thủ các quy định an toàn lao động khi làm việc với điện.
+ Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ
Câu hỏi 2: Công việc đang được thực hiện ở Hình 2.6 là gì?
Trả lời:
Công việc đang được thực hiện ở Hình 2.6 là:
- Hình a: Bảo dưỡng điện.
- Hình b: Sửa chữa điện.
Luyện tập
Mô tả nội dung công việc của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật theo gợi ý ở Bảng 2.1
Trả lời:
Vận dụng
Quan sát các đồ dùng điện trong gia đình và cho biết: những ngành nghề nào liên quan đến việc chế tạo ra đồ dùng điện đó?
Trả lời:
- Máy giặt: thiết kế điện; sản xuất, chế tạo thiết bị điện; bảo dưỡng, sửa chữa điện.
- Bóng điện: thiết kế điện; sản xuất, chế tạo thiết bị điện; lắp đặt điện; bảo dưỡng, sửa chữa điện.