Lý thuyết Sinh học 11 Cánh diều Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

I. Nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người là gì?

- Tiếp xúc với động vật chứa mầm bệnh

- Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Yếu tố di truyền

- Ô nhiễm môi trường

- Tiếp xúc với người bệnh

- Tuổi tác

- Làm việc với môi trường chứa chất độc hại

- Thức quá khuya

II. Miễn dịch ở người và động vật

1. Miễn dịch là gì?

Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư,...), giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.

2. Các loại miễn dịch là gì?

Miễn dịch không đặc hiệu:

- Là khả năng tự bảo vệ sẵn có ở động vật và người từ khi mới sinh ra mà không cần có sự tiếp xúc với kháng nguyên

- Không có tính đặc hiệu với tất cả tác nhân gây bệnh

- Có tính bẩm sinh, di truyền được.

- Có ở cả động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Miễn dịch đặc hiệu:

- Là phản ứng đặc hiệu của cơ thể chống lại các kháng nguyên khi chúng xâm nhập vào cơ thể

- Gồm 2 loại: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

3. Hiện tượng dị ứng là gì?

- Dị ứng là hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhất định (dị nguyên).