Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

1. Khái niệm và vai trò của bài tiết là gì?

- Bài tiết là quá trình đào thải ra khỏi cơ thể chất sinh ra từ quá trình trao đổi chất mà cơ thể không sử dụng, các chất thừa và chất độc hại.

- Bài tiết giúp tránh sự tích tụ của các chất thải, đảm bảo duy trì nồng độ các chất trong cơ thể ở mức độ ổn định.

2. Thận và vai trò của thận là gì?

+ Hệ bài tiết ở động vật và người gồm có 2 quả thận, bàng quang và các ống dẫn nước tiểu.

+ Mỗi quả thận được cấu tạo từ khoảng một triệu đơn vị chức năng gọi nephron.

+ Mỗi nephron gồm quản cầu thận có chức năng lọc máu, các tế bào ở thành ống thận có chức năng tái hấp thu các chất cần thiết từ dịch lọc trả về máu, tiết các chất độc vào dịch lọc và dẫn nước tiểu đến bàng quang trước khi thải ra ngoài.

3. Quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu gồm những giai đoạn nào?

- Lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu

- Tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể

- Tiết các ion thừa, chất độc hại vào dịch lọc hình thành nước tiểu chính thức

- Nước tiểu theo ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang để thải ra ngoài

4. Cân bằng nội môi là gì?

- Cân bằng nội môi là sự duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể.

5. Điều hòa cân bằng nội môi là gì?

- Điều hòa áp suất thẩm thấu:

 (ảnh 2)

- Điều hòa hàm lượng đường:

 (ảnh 3)

- Điều hòa pH nội môi

+ Các chỉ số hóa sinh liên quan đến cân bằng nội môi:

 (ảnh 4)

6. Phòng chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết bằng cách nào?

Một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết:

Viêm cầu thận

Viêm ống thận

Suy thận

Sỏi thận

Hội chứng thận hư

Ung thư thận,...

7. Một số biện pháp bảo vệ thận là gì?

Giữ vệ sinh cho cơ thể và hệ bài tiết

Có chế độ ăn uống khoa học

Cần uống đủ nước

Kiểm soát hàm lượng đường, cholesterol,... trong máu

Không sử dụng rượu bia