Ứng dụng của EM trong xử lý rác và nước thải
Phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình:
- Cách làm này rất thích hợp cho việc phân loại rác thải tại
nguồn và cho các hộ có diện tích trồng cây. Bởi vì họ có thể sử dụng rác thải
sau khi xử lý bằng EM để bón cho cây trồng.
Nguyên tắc chung:
+ Phải phân loại rác ngay từ hộ gia đình.
+ Đảm bảo chất lượng của EM thứ cấp và EM Bokashi để có hoạt
tính cao.
+ Đảm bảo cho EM thứ cấp và EM Bokashi được tiếp xúc đầy đủ với
rác thải hữu cơ.
+ Đảm bảo độ ẩm của rác thích hợp cho quá trình lên men
(40-50%)
+ Để rác hữu cơ được phân huỷ tốt, cần phải tạo điều kiện
cho rác lên men kỵ khí.
Qui trình xử lý rác trong thùng chuyên dụng được tiến hành
tuần tự như sau:
- Trước khi cho rác vào thùng, rắc đều 1 lớp EM
Bokashi cám vào đáy thùng khoảng 40 gram và lên vỉ ngăn cách 20 gram.
- Mỗi lần bỏ rác vào thùng, san đều, rắc đều lên bề mặt rác 1
lớp Bokashi cám mỏng. Dùng thìa (gỗ hoặc nhựa) hoặc dùng tay ấn chặt xuống. Nếu
rác ít mỗi ngày xử lý 1 lần. Rác nhiều xử lý mỗi ngày 2 lần vào trưa, tối hàng
ngày. Lượng Bokashi cám rắc vào khoảng từ 20-40gr tuỳ theo lượng rác.
- Nếu rác quá ẩm, trước khi cho vào nên vắt bớt nước đi. Nếu
rác quá khô hoặc thấy xuất hiện mùi hôi, phun đều vào rác dung dịch EM thứ cấp
pha loãng theo tỷ lệ 1/50 hoặc 1/100. Để quá trình lên men được tốt, độ ẩm của
rác hữu cơ nên đảm bảo ở mức 30-50%.
- Hàng ngày mở vòi tháo nước rác ra. Nước này không có mùi hôi
và có mùi chua là tốt. Chứa nước rác vào chai nhựa.
- Sử dụng như sau: đổ trực tiếp vào hố xí và cọ rửa để làm sạch
và khử mùi hôi. Hạn chế sự phát triển của ruôì, muỗi. Hoà loãng nước rác với nước
sạch theo tỷ lệ 1/1000 để tưới cho cây.
- Khi rác đầy khoảng 80% thể tích thùng. Đổ rác đã xử lý vào hố
ngoài vườn và phủ đất. Sau 2-3 tuần lễ, rác biến thành mùn và đem bón cho cây.
Ứng dụng của EM trong xử lý nước thải
- Nguyên lý chung:
+ Cần tiến hành xử lý nước thải ngay từ đầu nguồn thải. Nếu là
nước thải hữu cơ có thể sử dụng công nghệ EM xử lý ngay đầu nguồn thải. Để giảm
mùi hôi và tăng cường hiệu quả xử lý của hệ thống.
+ Tạo lập hệ vi sinh vật có ích trong môi trường để tăng cường
khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái. Bao gồm cả thực vật thuỷ sinh và động vật
thuỷ sinh.
+ Ngăn chặn và xử lý không cho các loại tảo độc phát triển.
+ Điều chỉnh độ pH của nước theo tiêu chuẩn môi trường.
+ Cần phải xử lý cả bùn đáy và nước trong hệ thống hồ chứa nước
thải.
- Đối với các loại nước thải được xử lý bằng công nghệ vi
sinh. Ta bổ sung EM ngay từ giai đoạn đầu của hệ thống xử lý thông thường. EM
có thể tăng cường khả năng xử lý của hệ thống ở cả dạng kỵ khí và háo khí. Hiệu
quả rất tốt khi sử dụng EM để xử lý nước thải có hàm lượng hữu cơ cao.
- Việc cho EM thứ cấp vào nước thải ngay từ đầu với tỷ lệ 1/1000 so với lượng nước
thải. Như là giải pháp cấy vi sinh vật để giúp cho quá trình phát triển sinh khối
của vi sinh vật trong môi trường. Từ đó dưới tác dụng của các vi sinh vật có
ích thúc đẩy các quá trình oxy hoá - hoá sinh phát triển.