Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 4: Công và công suất

Mở đầu (trang 21) Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 4: Trong đời sống, ta thường nói cần “tốn công” khi thực hiện các công việc như cấy lúa, xây nhà, ngồi đợi xe,...Công trong mỗi trường hợp đó được xác định như thế nào?

Trả lời:

- Cấy lúa: công ở đây được xác định bằng việc người nông dân bỏ sức lực của mình ra để làm các công việc để sản xuất ra lúa như làm đất, gieo mạ,...

- Xây nhà: công được xác định trông qua sự tiêu tốn năng lượng, thời gian và sức lực của công nhân, nhà thầu.

- Ngồi đợi xe: công ở đây được xác định là việc con người tốn thời gian để chờ đợi xe gây nhiều bất tiện trong cuộc sống.

I. Công

Hoạt động (trang 22) Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 4: Hãy mô tả quá trình thực hiện công trong các ví dụ ở Hình 4.2 thông qua việc xác định lực tác dụng lên vật và quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực

Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 4: Công và công suất

Trả lời:

Hình 4.2 a:

+ Các lực tác dụng lên vật: lực căng của sợi dây và trọng lực.

+ Lực căng của sợi dây làm vật đi lên.

Trường hợp có công cơ học.

Hình 4.2 b:

+ Các lực tác dụng lên vật: lực của tay và trọng lực.

+ Lực của tay làm chiếc lao bay ra xa.

Trường hợp có công cơ học.

Hình 4.2 c:

+ Các lực tác dụng lên vật: Trọng lực.

+ Học sinh không di chuyển nên trường hợp không có công cơ học.

Hình 4.2 d:

+ Các lực tác dụng lên vật là: Trọng lực và lực giữ của tay.

+ Quả tạ không di chuyển nên trường hợp không có công cơ học.

Câu hỏi (trang 22) Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 4: Một xe nâng tác dụng một lực hướng lên thẳng đứng, có độ lớn 700 N để nâng thùng hàn từ mặt đất lên độ cao 2 m. Tính công của lực nâng

Trả lời:

- Công của lực nâng là: A = F.s = 700.2 = 1400 J

II. Công suất

Hoạt động 1 (trang 23) Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 4: Hai xe nâng được dùng để nâng hai thùng hàng từ mặt đất (điểm A) tới sàn một xe tải có độ cao 1 m (điểm B). Xe thứ nhất nâng thùng hàng có trọng lượng 500 N hết thời gian 10 s (Hình 4.4). Xe thứ hai nâng thùng hàng có trọng lượng 700 N hết thời gian 15 s.

a. Tính công mà mỗi xe đã thực hiện để nâng thùng hàng.

b. So sánh công mỗi xe thực hiện được trong một giây.

Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 4: Công và công suất

Trả lời:

a. Công do xe thứ nhất thực hiện để nâng thùng hàng là

A1 = F1.s = P1.s = 500 . 1 = 500 J.

Công do xe thứ hai thực hiện để nâng thùng hàng là

A2 = F2.s = P2.s = 700 . 1 = 700 J.

b.

Công xe thứ nhất thực hiện được trong 1 s là: 50010=50(J/s)\frac{500}{10}=50(J/s)

Công xe thứ hai thực hiện được trong 1 s là: 70015=46,67(J/s)\frac{700}{15}=46,67(J/s)

Vậy công của xe thứ nhất thực hiện được trong 1 s lớn hơn công của xe thứ hai thực hiện được trong 1 s.

Hoạt động 2 (trang 24) Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 4: Cứ mỗi lần đập, tim người thực hiện một công khoảng 1 J. Em hãy đề xuất cách đo công suất của tim bằng các sử dụng một đồng hồ bấm giây.

Trả lời:

Ta có công suất được tính bằng công thức:  P=AtP=\frac{A}{t} mà ta biết được tim người thực hiện một công trong khoảng 1 J nên ta có thể đo được công suất của tim bằng cách bấm đồng hồ giây.

- Người thực hiện sẽ dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian từ lúc bắt đầu đập đến lúc kết thúc đập của tim.

- Sau mỗi lần đập, ta ghi lại thời gian và số lần đập trong một khoảng thời gian nhất định.

Và từ đó ta tính công suất theo công thức trên.