1. Phong trào cách mạng(1918-1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản
Câu hỏi 1 (trang 12) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng ở các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phong trào cách mạng trong thời kì này đã mang đến hệ quả gì?
Trả lời:
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng ở các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
+ Ảnh hưởng của Cách mạng thang Mười Nga.
+ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến tình hình châu Âu có nhiều thay đổi, như: các nước Anh, Pháp, Đức, ... phải đối mặt với nền kinh tế bị tàn phá, tî lệ thất nghiệp cao, lạm phát tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, mâu thuẫn xã hội căng thẳng
- Hệ quả: sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 – 1923 đã đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng thế giới.
Câu hỏi 2 (trang 12) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Hãy trình bày ý nghĩa của việc thành lập Quốc tế Cộng sản (1919) đối với phong trào cách mạng trên thế giới
Trả lời:
- Tháng 3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế thứ 3 (Quốc tế Cộng sản) được tổ chức tại Mát-xcơ-va.
- Ý nghĩa: Sự thành lập của Quốc tế Cộng sản đã đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân lúc bấy giờ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân ở các nước châu Âu.
2. Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929-1933)
Câu hỏi 1 (trang 13) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Hãy nêu các biểu hiện của cuộc đại suy thoái kinh tế những năm 30 của thế kỉ XX. Tại sao có thể xem cuộc đại suy thoái này có phạm vi ảnh hưởng toàn thế giới?
Trả lời:
Biểu hiện:
- Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Niu Oóc (New York), Mỹ sau đó lan sang châu Âu, các châu lục khác
- Hàng chục triệu người thất nghiệp
- Nhiều nhà máy, nông trại bị phá sản
- Ở Pháp và Đức, nhiều người hoài nghi sự tồn tại của chế độ cộng hoà
Câu hỏi 2 (trang 13) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các tư liệu 2.3, 2.4 thể hiện những khía cạnh nào của cuộc đại suy thoái kinh tế?
Trả lời:
- Tư liệu 2.3 và 2.4 thể hiện hậu quả của cuộc đại suy thoái. Cụ thể: Cuộc đại suy thoái đã khiến kinh tế của các nước bị suy giảm nghiêm trọng; hàng triệu người thất nghiệp; đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; đời sống chính trị của các nước cũng có nhiều bất ổn…
3. Sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu
Câu hỏi (trang 14) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã hình thành như thế nào?
Trả lời:
- Cuộc đại suy thoái kinh tế những năm 1929-1933 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản ở châu Âu. Một số nước như Anh, Pháp… đã tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng các cải cách kinh tế-xã hội. Trong khi đó, Đức và Italia lại đầy mạnh nỗ lực phát xít hoá bộ máy nhà nước và tăng cường chính sách tái vũ trang phục vụ ý đồ gây chiến tranh, đề “phân chia lại thế giới.
+ Tại Italia, chủ nghĩa phát xít hình thành từ sớm. Năm 1919, B. Mút-xô-li-ni thành lập Đảng Quốc gia phát xít. Năm 1922, hàng chục nghìn đội viên phát xít tiến quân chiếm Rô-ma, gây áp lực buộc nhà vua phải dưa Mút-xô-li-ni lên làm Thủ tướng. Năm 1925, chế độ độc tài phát xít được thiết lập, quyền lực tập trung vào B. Mút-xô-li-ni.
+ Tại Đức, tháng 1-1933, A. Hit-le, lãnh tụ của Đảng Quốc xã, được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Tháng 8-1934, A. Hit-le trở thành Quốc trưởng, xoá bỏ nền cộng hoà, thiết lập chế độ độc tài, tái vũ trang đất nước, chuẩn bị chiến tranh.
+ Năm 1936, liên minh phát xít Đức – Italia ra đời.
4. Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Câu hỏi 1 (trang 15) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Hãy trình bày những nét chính về tình hình nước Mỹ trong giai đoạn 1918-1939.
Trả lời:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh, kinh tế đạt tăng trưởng cao.
- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một thế giới
- Sản lượng công nghiệp Mỹ tăng 69% chỉ trong 6 năm
- Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu lửa
- Tồn tại sự bất công, phân biệt chủng tộc đối với người da đen
- Năm 1921, ra đời Đảng Cộng sản Mỹ
- Năm 1929, Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng
- Chính sách cải cách về kinh tế - xã hội (New Deal) => góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội Mỹ nhưng không chấm dứt hoàn toàn cuộc đại suy thoái kinh tế
Câu hỏi 2 (trang 15) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tình hình chính trị-xã hội của nước Mỹ được thể hiện như thế nào qua tư liệu 2.8
Trả lời:
- Tư liệu 2.8 (Bức hình Cậu bé di cư tìm việc làm cùng với gia đình ở Ốc-la-hô-ma) đã cho thấy đời sống chính trị-xã hội ở Mỹ không ổn định, khi: tác động của đại suy thoái khiến cho hàng triệu người thất nghiệp; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 (trang 16) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Hãy vẽ trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển kinh tế của các nước châu Âu và nước Mỹ trong những năm 1918 – 1939. Nêu đặc điểm của từng giai đoạn:
Lời giải:
Luyện tập 2 (trang 16) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tại sao từ năm 1936, nền hòa bình châu Âu bị đe dọa?
Lời giải:
- Từ năm 1936, nền hoà bình châu Âu bị đe doạ do sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít:
+ Lực lượng phát xít đã lên cầm quyền ở nhiều quốc gia như: Đức, Italia,…
+ Các nước phát xít đã tăng cường chạy đua vũ trang phục vụ cho ý đồ gây chiến tranh để “phân chia” lại thế giới.
Vận dụng (trang 16) Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Hãy nêu tên một chính sách trong “Thoả thuận mới” của Chính phủ Ru-dơ-ven mà theo em vẫn còn được áp dụng phổ biến ở Mỹ cho đến ngày nay.
- Ngày 14/8/1935, Tổng thống Ru-dơ-ve đã kí Đạo luật An sinh xã hội. Đạo luật này là một phần trong chương trình “Kinh tế Mới” (New Deal) của ông. Đạo luật An sinh xã hội có hiệu lực từ năm 1936, là nền tảng cho hệ thống an sinh xã hội của Mỹ hiện nay.