Mở đầu (trang 7) Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 1: Hình bên là nhà máy thủy điện lớn nhất của châu Âu vào những năm 30 của thế kỉ XX – một trong những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở Liên Xô. Không chỉ vậy, Liên Xô còn đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực khác. Hãy chia sẻ thêm một số thành tựu của Liên Xô mà em biết.
Trả lời:
- Một số thành tựu của Liên Xô mà em biết là: nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người, người đầu tiên bay vào vũ trụ và tàu thăm dò đầu tiên đáp xuống hành tinh khác (Sao Kim)
1. Nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922
Câu hỏi (trang 8) Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 1: Nêu những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922.
Trả lời:
- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917, quân đội 14 đế quốc đã câu kết với các thế lực phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết.
- Trong những năm 1918-1920, nước Nga phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống thù trong, giặc ngoài trong những điều kiện khó khăn. Từ năm 1919, với việc thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến, Nhà nước Xô viết đã kiểm soát được các ngành kinh tế then chốt như: ngân hàng, đường sắt, ngoại thương, hầm mỏ,...
- Cuối năm 1920, Hồng quân đã đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Nhà nước Xô viết đã xoá bộ những bất công trong xã hội, thực hiện quyền tự do dân chủ, quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng, với những nội dung cơ bản như:
+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thể bằng chính sách thu thuế lương thực;
+ Thực hiện tự do buôn bán;
+ Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga,…
=> Nhờ thực hiện Chính sách kinh tế mới, nước Nga Xô viết đã từng bước vượt qua khủng hoảng, phục hồi kinh tế và đời sống nhân dân được cải thiện.
2. Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945
Câu hỏi 1 (trang 9) Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 1: Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941).
Trả lời:
* Những thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)
- Thành tựu về kinh tế:
+Từ tháng 12/1925, Liên Xô(Đảng Bôn-sê-vích) thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, với trọng tâm là phát triển công nghiệp nặng. Trải qua hai kế hoạch 5 năm (1928-1932, 1933-1937), Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mĩ).
+ Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành với quy mô sản xuất lớn.
- Thành tựu về xã hội, văn hoá, giáo dục:
+Các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể, cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
+Liên Xô đã xoá được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở ở các thành phố.
+ Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học-nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Câu hỏi 2 (trang 9) Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 1: Hãy cho biết một số hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941).
Trả lời:
- Nóng vội, thiếu dân chủ trong quá trình tập thể hóa nông nghiệp
- Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập (trang 9) Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 1: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những thành tựu tiêu biểu và hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941).
Lời giải:
Vận dụng (trang 9) Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 1: Tìm hiểu thông tin trên sách, báo và internet, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941) mà em ấn tượng nhất.
Lời giải:
Chắc hẳn những khán giả yêu thích phim Nga đều biết đến tác phẩm nổi tiếng: “Khi đàn sếu bay qua” (“ The Cranes Are Flying”) của đạo diễn Mikhail Kalatozov . Bộ phim điện ảnh được sản xuất năm 1957 và từng chiếu trên sóng VTV thập niên 1980.
Phim kể về câu chuyện tình yêu và mất mát trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ hai, tập trung vào nhân vật Veronika và Boris. Theo tiếng gọi của chiến tranh, cùng lời kêu gọi sự nhiệt tình và lòng yêu nước của quê hương, Boris tình nguyện ra trận chống lại quân xâm lược để lại Veronika ở lại Moscow. Boris bị bắn chết ở đầm lầy, khi đang cứu một binh sĩ khác. Tuy nhiên, người ta chỉ thông báo là Boris đã mất tích trong trận chiến, không để Veronica lẫn gia đình anh biết rằng anh đã hy sinh.Khi các binh lính trở về trong cuộc diễu hành mừng chiến thắng, Veronica nhận ra rằng Boris thật sự đã hy sinh. Bộ phim kết thúc trong sự hy vọng khi chiến tranh kết thúc. Bộ phim khắc họa sâu sắc nỗi đau và sự hy sinh của những người ở hậu phương, đồng thời ca ngợi lòng dũng cảm và sự kiên cường của con người trong thời kỳ khắc nghiệt. Với những cảnh quay ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt, “The Cranes Are Flying” đã giành được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1958, khẳng định vị thế của nó trong lịch sử điện ảnh thế giới. Bộ phim không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một lời nhắc nhở về những mất mát và hy sinh trong chiến tranh. Có những con người sẽ còn sống mãi với lịch sử, có những thước phim sẽ còn được lưu truyền mãi tới các thế hệ mai sau, có những bài học về cuộc đời sẽ không bao giờ cũ. Hãy xem và thưởng thức “Khi đàn sếu bay qua”