Câu hỏi: Theo em vấn đề đặt ra trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng)
Trả lời:
Vấn đề thứ nhất
Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại những bài học thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc, phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần.
Đồng thời cũng cho em thấy được sự nghiệt ngã thông qua hình ảnh người phụ nữ trong truyện. Hoàn cảnh chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân của họ. Những người phụ nữ ấy có "định mệnh của nàng Kiều", nỗi đau thân thế cứ vây hãm cuộc đời của họ. Chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của người phụ nữ trở về sau chiến tranh. Chưa bao giờ, trong văn học Việt Nam xuất hiện người phụ nữ trở về sau chiến tranh lại bi thương đến vậy. Đành rằng hiện thực chiến tranh còn bi thảm hơn thế, nhưng những gì từ trước mà thế hệ trẻ ngày hôm nay biết được đều mang vẻ bi tráng hào hùng.
Từ câu chuyện đó như một bài học với những người trẻ chúng ta, chúng ta thật may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình độc lập, không còn bom đạn, chia li. Chính vì vậy chúng ta cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc.
Vấn đề thứ hai
Theo em những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương chính là vấn đề đặt trong truyện ngắn này. Hình ảnh về con người và thảm họa con người sau chiến tranh được truyền đạt thông qua ngôn ngữ của trái tim, gợi lại những cảm xúc chân thật. Tác phẩm không chỉ thu hút người đọc bằng hiện thực không thể tưởng tượng, mà còn làm nổi bật giá trị tư tưởng của nó. Hậu quả của cuộc chiến để lại là một bức tranh đau lòng, môi trường bị ô nhiễm nặng nề bởi khói lửa bom đạn và các hóa chất chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến tranh. Các công trình kiến trúc được coi là biểu tượng văn minh, giờ chỉ là những đám mây khói thay vì những cánh rừng xanh tươi.
Chiến tranh không chỉ làm kiệt quệ nền kinh tế, mà còn thể hiện rõ sự bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Bức tranh cuộc sống hàng ngày của người dân được mô tả qua cảnh đói khổ và trình độ văn hóa thấp. Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân.
Cái tôi trữ tình trong tác phẩm đưa ra tiếng nói mới, tràn ngập tâm trạng, lo âu, sự day dứt và trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về sự hy sinh và mất mát. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.
-----------------------------------
>>> Xem đầy đủ bài soạn: Người ở bến sông Châu - Ngữ văn 10 Cánh Diều