Câu hỏi: Cảnh Trịnh Tông lên ngôi có gì đặc biệt? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
Trả lời:
- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.
- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào. Trịnh Tông thì tuy vẫn được gọi bằng những danh hiệu những từ ngữ trang trọng cao quy của bậc đế vương: thế tử, mặt rồng, Thánh chúa... nhưng ngai vàng chỉ là cái mâm đặt trên vai đám lính tráng, để cho hàng phố đến xem như họp chợ.
=> Nghệ thuật miêu tả của tác giả đã khắc họa hình tượng nhân vật Trịnh Tông rõ nét. Hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận. Tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên, đến những giấy tờ không có giá trị nhưng vẫn được coi là mệnh lệnh định sẵn. Đây đúng là ông chúa bù nhìn.
-----------------------------------
>>> Xem đầy đủ bài soạn: Kiêu binh nổi loạn - Ngữ văn 10 Cánh Diều