Mở đầu: Tương tự như vậy, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới cũng có thể trình bày dưới nhiều hình thức. Vậy đối tượng, phạm vi, nội dung cơ bản của mỗi hình thức đó là gì? Em có thể vận dụng những cách thức nào để trình bày một sản phẩm nghiên cứu lịch sử của mình?
Lời giải:
- Lịch Sử dân tộc:
+ Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ các quá trình lịch sử trên các phương diện, như: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội…
+ Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu ở một cộng đồng quốc gia - dân tộc
+ Nội dung chính: phản ánh quá trình vận động, phát triển chung của tất cả các địa phương, tất cả các cộng đồng người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay.
- Lịch Sử thế giới:
+ Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ các quá trình lịch sử chung trên các phương diện, như: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội…
+ Phạm vi nghiên cứu: phạm vi toàn cầu hoặc một số quốc gia/ châu lục/ khu vực…
+ Nội dung chính: thể hiện quá trình vận động của nhân loại trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự,ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội,... đó là lịch sử tương tác giữa nhiều chủ thể, nhiều quốc gia, dân tộc, xu hướng và lực lượng trong lịch sử.
- Một sản phẩm nghiên cứu lịch sử có thể trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, như:
+ Trình bày dưới dạng chữ viết thông qua các cuốn sách
+ Trình bày dưới dạng truyện kể lochj sử
+ Trình bày dưới dạng lễ hội, ca, múa…
+ Trình bày dưới dạng phim, ảnh…
I. Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực
1. Một số cách trình bày lịch sử truyền thống
Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống và nêu ví dụ.
Trả lời:
- Hướng dẫn: Một số cách trình bày lịch sử truyền thống:
+ Biên soạn những tác phẩm lịch sử bằng chữ viết: Đây là hình thức trình bày lịch sử phổ biến nhất. Các tác phẩm lịch sử bằng chữ viết, có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, như: biên niên (ghi chép các sự kiện và quá trình lịch sử theo tuần tự thời gian); thực lục (ghi chép thực tế những gì diễn ra, chủ yếu là những việc làm, lời nói của vua và các quan); cương mục (ghi chép các sự kiện, quá trình lịch sử được phân chia theo các mạch nội dung); các công trình nghiên cứu khoa học… Ví dụ: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư,...+ Trình bày lịch sử dưới dạng truyện kể: Mục đích nhằm tái hiện lịch sử dưới dạng các câu truyện. Ví dụ: các câu truyện về Bác Hồ; sự tích về Lý Ông Trọng; Thần thoại Hy Lạp…
+ Trình bày lịch sử dưới dạng: lễ hội, phim, kịch, ca múa… Ví dụ: Lễ hội Tịch điền; Lễ hội đền Hùng; Lễ hội đền Gióng… phim về đề tài lịch sử, vở kịch,...
2. Thông sử
Câu hỏi 1: Thông sử là gì? Nội dung chính của thông sử
Trả lời:
- Thông sử là hình thức trình bày một cách tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ.
- Nội dung chính:
+ Trình bày tổng hợp, toàn diện về lịch sử nhưng cũng chú trọng vào các nhân vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất.
+ Các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian từ trước đến sau, từ xưa đến nay.
Câu hỏi 2: Theo em, những cuốn sách như trong Hình 6 (tr. 8) có phải là thông sử không? Vì sao?
Trả lời:
- Các cuốn sách “Đại cương Lịch Sử Việt Nam”; “World History” trong hình 6 (trang 8) là thông sử, vì: các cuốn sách này trình những tri thức tổng hợp và toàn diện về lịch sử dân tộc Việt Nam hoặc lịch sử thế giới.
3. Lịch sử theo lĩnh vực
Câu hỏi 1: Giới thiệu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử.
Trả lời:
- Một số lĩnh vực của lịch sử: Lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hoá, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng, lịch sử khoa học và công nghệ, lịch sử giáo dục, lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng, lịch sử văn học, lịch sử ngoại giao,...
Câu hỏi 2: Em hãy giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.
Trả lời:
* Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:
- Mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc, cụ thể về một lĩnh vực nào đó.
- Giúp hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử địa phương, quốc gia-dân tộc, khu vực hoặc thế giới.
4. Lịch Sử dân tộc và lịch sử thế giới
Câu hỏi 1: Nêu khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Trả lời:
- Lịch Sử dân tộc
+ Khái niệm: là lịch sử của một cộng đồng quốc gia - dân tộc, sinh sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất.
+ Nội dung chính:phản ánh quá trình vận động, phát triển chung của tất cả các địa phương, tất cả các cộng đồng người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay.
- Lịch Sử thế giới:
+ Khái niệm: là lịch sử của toàn nhân loại hoặc một số khu vực trên thế giới từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.
+ Nội dung chính: thể hiện quá trình vận động của nhân loại trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự,ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội,... đó là lịch sử tương tác giữa nhiều chủ thể, nhiều quốc gia, dân tộc, xu hướng và lực lượng trong lịch sử.
Câu hỏi 2: Kể tên một số cuốn sách lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Trả lời:
- Một số cuốn sách lịch sử dân tộc:
Bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê (1675). Sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX của tác giả Đào Duy Anh, ghi lại từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1949 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1952.- Một số cuốn sách lịch sử thế giới:
Cuốn sách Lịch sử thế giới cổ đại do GS. Lương Ninh chủ biên giới thiệu một thời gian dài của lịch sử loài người, từ khi con người xuất hiện trên Trái đất, đến tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc, bộ lạc, và cho đến hết thời Cổ đại. Cuốn sách Lịch sử thế giới hiện đại do Nguyễn Anh Thái chủ biên khái quát lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 2000.II. Một số lĩnh vực của lịch ở Việt Nam
1. Lịch sử văn hóa Việt Nam
Câu hỏi 1: Hãy cho biết đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hoá Việt Nam.
Trả lời:
- Đối tượng của lịch sử văn hóa Việt Nam: là toàn bộ đời sống văn hoá, bao gồm các thành tựu, giá trị, truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
- Phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam: là toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay.
Câu hỏi 2: Em hãy chỉ rõ các thời kì phát triển của văn hoá Việt Nam và nêu nét chính của từng thời kì.
Trả lời:
- Các thời kì phát triển của văn hóa Việt Nam bao gồm: thời nguyên thủy, thời kì dựng nước, thời kì Bắc thuộc, thời kì quân chủ độc lập, thời kì cận đại (thời Pháp thuộc) và thời kì hiện đại (từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay).* Nét chính của từng thời kì:
- Thời nguyên thuỷ: Trên đất nước Việt Nam đã có con người sinh sống với những bằng chứng, dấu tích cư trú và lao động của con người từ thời kì đồ đá đã được tìm thấy có niên đại cách ngày nay từ khoảng 1 vạn đến 80 vạn năm.- Thời kì dựng nước:
+ Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, từ gần 3 000 năm trước đã hình thành và phát triển ba trung tâm văn minh gắn với ba quốc gia là: Văn Lang - Âu Lạc ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (ra đời khoảng thế kỉ VII TCN), Lâm Ấp - sau này là Chăm-pa ở Trung Bộ (ra đời năm 192) và Phù Nam ở Nam Bộ (ra đời khoảng thế kỉ I).
+ Trải qua quá trình thích ứng, chế ngự thiên nhiên, tổ chức cuộc sống, các cộng đồng cư dân cổ ở Việt Nam đã kiến tạo cơ sở của nền văn hoá bản địa: sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là chính; gắn bó với sông biển; tổ chức cộng đồng địa phương theo hình thức làng, bản; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,... Trên cơ sở đó, họ đã tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá từ bên ngoài, nhất là từ Ấn Độ và Trung Quốc.
- Thời kì Bắc thuộc: Văn hóa truyền thống phát triển gắn liền với cuộc đấu tranh chống sự đồng hoá của người Hán, giữ gìn bản sắc văn hoá, đồng thời tiếp thu một số tinh hoa văn hóa Trung Hoa để làm giàu nền văn hóa dân tộc.- Thời kì quân chủ độc lập (từ thế kỉ X):
+ Diễn ra quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá từ bên ngoài, gắn liền với việc chủ động bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc.
+ Đến khoảng giữa thế kỉ XVI, văn hoá Việt Nam ngày càng tiếp xúc, giao lưu, chọn lọc và tiếp thu các thành tựu và tinh hoa văn hoá phương Tây.
- Thời kì cận đại:+ Quá trình giao lưu, tiếp biển văn hoá càng diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
+ Dân tộc Việt Nam tiếp tục đấu tranh bảo tồn các giá trị, truyền thống văn hoá tốt đẹp, đồng thời chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Thời kì hiện đại:+ Xây dựng nền văn hoá Việt Nam mới theo ba nguyên tắc: dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá.
+ Những năm 1945 - 1975, đời sống văn hoá Việt Nam thấm đẫm tinh thần yêu nước và cách mạng, góp phần to lớn vào những chiến công hiển hách của dân tộc.
Từ năm 1986 - nay, văn hoá là nền tảng tinh thần, đồng thời là một nguồn lực phát triển quan trọng đang được toàn Đảng, toàn dân Việt Nam xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.2. Lịch sử tư tưởng Việt Nam
Câu hỏi 1: Hãy cho biết đối tượng, phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Trả lời:
- Đối tượng: gồm toàn bộ đời sống tinh thần trong quá khứ của dân tộc và của từng cộng đồng người.
- Phạm vi: Tôn giáo, lí thuyết triết học, tư tưởng chính trị và các trường phái khoa học được xem là những hình thức thể hiện tiêu biểu nhất của tư tưởng, trở thành bộ phận cốt lõi, có ảnh hưởng to lớn nhất trong đời sống tư tưởng nhân loại.
Câu hỏi 2: Hãy giới thiệu nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì.
Trả lời:
* Thời kì dựng nước:
- Nhiều tư tưởng về vai trò quan trọng của việc cần cù lao động, cùng nhau chung sống lương thiện, nhân ái, đoàn kết, dũng cảm đương đầu với thiên tai, địch họa. Đây là cơ sở, định hình bước đầu của tư tưởng truyền thống Việt Nam.
* Đầu Công nguyên đến giữa thế kỉ XIX:
- Dân tộc Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc nhiều tư tưởng từ bên ngoài, làm giàu thêm kho tàng tư tưởng của dân tộc.
- Dân tộc Việt Nam đã sáng tạo ra những trường phái tư tưởng của riêng mình, như:
+ Phật giáo Trúc Lâm (thời Trần, thế kỉ XIII - XIV)
+ Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương (nửa đầu thế kỉ XIX).
* Thời kì cận đại và hiện đại:
- Dân tộc Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng từ nhiều trường phái tư tưởng phương Tây và phương Đông, như:
+ Tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” của Cách mạng Pháp (1789);
+ Thuyết “tam dân” của Tôn Trung Dân;
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin...
3. Lịch sử xã hội Việt Nam
Câu hỏi 1: Hãy cho biết đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam.
Trả lời:
- Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam: Toàn bộ đời sống xã hội loài người trong quá khứ, bao gồm:+ Các cấu trúc xã hội, các giai cấp, tầng lớp, các tổ chức và các phong trào xã hội;
+ Các quan hệ xã hội, vai trò và vị thế của cá nhân và nhóm trong xã hội;
+ Các hình thức của phân biệt xã hội và kì thị xã hội;
+ Sự di động xã hội của cá nhân và nhóm,...
Câu hỏi 2: Hãy tóm tắt nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam
Trả lời:
* Thời kì dựng nước đầu tiên:
- Các cộng đồng người Việt Nam đã được tổ chức thành xã hội có độ gắn kết tương đối cao để cùng sinh hoạt, sản xuất và đương đầu với thiên tai, địch hoạ.
- Đơn vị cơ sở của xã hội là cộng đồng nông thôn đầu tiên (làng, chiêng, chạ,...).
- Quá trình phân hoá xã hội không sâu sắc và triệt để.
* Thời kì Bắc thuộc:
- Người Việt tiếp tục duy trì hình thức tổ chức xã hội cơ bản là các cộng đồng nông thôn (làng/bản) với phạm vi tự chủ khá lớn.
- Các tầng lớp xã hội có nhiều biến đổi. Trong xã hội xuất hiện tầng lớp quan lại địa chỉ người Hán, hào trưởng người Việt.
- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người dân Việt với chính quyền đô hộ.
- Trên cơ sở tiếp thu nền văn minh Hán, tổ chức gia đình và tổ chức xã hội của người Việt dần có sự cải biến.
* Thời kì quân chủ độc lập:
- Các cộng đồng dân cư Việt Nam nhau xây dựng xã hội tương đối hài hoà, đoàn kết.
+ Làng xã được củng cố vững chắc hơn và trở thành những tổ chức chiến đấu hiệu quả mỗi khi đất nước bị xâm lược.
+ Trong quá trình mở cõi về phía Nam đất nước, tổ chức làng xã được thành lập ở các vùng đất mới với các hình thức khác nhau.
- Xuất hiện một số thành thị và cảng thị sầm uất, như: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An… Cư dân sống tại các thành thị và cảng thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
- Sự phân phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc:
+ Bộ phận thống trị, gồm: vua, quan lại, địa chủ
+ Bộ phận bị trị, gồm: nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì.
* Đến thời kì cận đại:
- Dưới tác động của chế độ thực dân Pháp, xã hội truyền thống Việt Nam có nhiều biến đổi.
+ Các giai cấp, tầng lớp trong cấu trúc xã hội truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại, song vai trò và vị thế xã hội đã thay đổi.
+ Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện, như: quan chức thực dân người Pháp, đội ngũ quan lại người bản xứ và đội ngũ kì hào, chức dịch ở các làng xã, giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam,...
- Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn dân tộc (giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp) và mâu thuẫn giai cấp (giữa nông dân với địa chủ)… trong đó, mâu thuẫn dân tộc bao trùm xã hội.
* Thời kì hiện đại: Xã hội phát triển qua ba giai đoạn:
- Từ năm 1954 đến năm 1975:
+ Ở miền Bắc: hai giai cấp cơ bản là công nhân và nông dân tập thể, cùng với đội ngũ viên chức, trí thức,...
+ Ở miền Nam: tuyệt đại đa số nhân dân vẫn trong tình trạng bị áp bức về xã hội và bị bóc lột về kinh tế. Ở vùng giải phóng, nhân dân tích cực tham gia xây dựng đời sống xã hội mới, tích cực tham gia kháng chiến.
- Từ năm 1975 đến năm 1986:
+ Giai cấp nông dân, công nhân và trí thức là những thành phần xã hội cơ bản.
+ Xã hội còn thiếu năng động, sáng tạo.
- Từ năm 1986 đến nay:
+ Cơ cấu xã hội phân nhóm, phân tầng phức hợp hơn. Ngoài công nhân, nông dân còn có doanh nhân và nhiều tầng lớp khác. Xuất hiện nhóm xã hội là người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
+ Nhiều chuyển biến tích cực trong xã hội đã và đang được ghi nhận như: điều kiện sống được cải thiện đáng kể, các quan hệ xã hội trở nên đa dạng, đa chiều, cởi mở hơn, xã hội nhìn chung năng động, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân ái, văn minh hơn,...
+ Xuất hiện một số xu hướng lối sống xã hội tiêu cực như: vô cảm, ích kỉ, coi thường pháp luật và các quy chuẩn xã hội, nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm....
4. Lịch sử kinh tế Việt Nam
Câu hỏi 1: Giải thích đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam
Trả lời:
- Đối tượng của lịch sử kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các phương thức sản xuất (người lao động, công cụ lao động và các phương tiện sản xuất) và quan hệ sản xuất, các tư tưởng kinh tế, các tổ chức kinh tế và các sản phẩm của lao động sản xuất.
Câu hỏi 2: Tóm tắt nét chính về lịch sử kinh tế Việt Nam qua các thời kì.
Trả lời:
* Những nét chính về lịch sử kinh tế Việt Nam qua các thời kì.
- Thời kì cổ đại: Nền kinh tế sơ khai: kinh tế tự nhiên, nông nghiệp trồng lúa nước, giao lưu thương mại (sơ khai).- Thời kì trung đại: Nền kinh tế truyền thống: nông nghiệp trồng lúa nước, thủ công nghiệp, thương nghiệp (hạn chế).
- Thời kì cận đại: Nền kinh tế thuộc địa:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước, công nghiệp, thương nghiệp.
+ Yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại đan xen.
Thời kì hiện đại: Nền kinh tế hiện đại:+ Trước năm 1986: từng bước xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
+ Từ năm 1986 đến nay: chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhiều thành phần, mở, năng động hơn.
Luyện tập và Vận dụng
Luyện tập 1: Lập bảng thống kê những hình thức trình bày lịch sử và nêu ví dụ cụ thể.
Lời giải:
Luyện tập 2: Tại sao thông sử là hình thức trình bày phổ biến nhất?
Trả lời:
- Hình thức thông sử được trình bày phổ biến vì nó có thể trình bày nhiều tri thức tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử, nên thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Luyện tập 3: Em hãy cùng nhóm bạn tìm hiểu và giới thiệu về một bộ thông sử Việt Nam hoặc thế giới.
Trả lời:
- Việt Nam sử lược do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa cho tới năm 1975, về sau vẫn tiếp tục được tái bản.
- Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc). Đây là cuốn sách sử Việt đầu tiên không viết theo lối biên niên, cương mục, ngôn từ khó hiểu của sách sử Việt thời phong kiến, nên được giới bình dân đón nhận do ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
- Trong bộ sách Việt Nam sử lược này, tác giả chia lịch sử Việt Nam ra làm 5 thời đại:
+ Thượng Cổ thời đại, kể từ họ Hồng Bàng cho đến hết đời nhà Triệu.
+ Bắc Thuộc thời đại, kể từ khi nhà Triệu bị nhà Hán đô hộ, đến ngay trước đời nhà Ngô.
+ Tự Chủ thời đại, kể từ nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần cho đến nhà Hậu Lê.
+ Nam Bắc phân tranh, kể từ khi nhà Mạc cho đến nhà Tây Sơn.
+ Cận Kim thời đại, kể từ nhà Nguyễn cho đến đầu thế kỷ XX (1902) và manh nha chiến tranh Đông Dương.
Luyện tập 4: Hãy thể hiện nét chính của lịch sử Việt Nam theo các lĩnh vực (văn hoá, tư tưởng, xã hội, kinh tế,...) trên trục thời gian.
Trả lời:
(*) Trục thời gian về lịch sử văn hóa Việt Nam
(*) Trục thời gian về lịch
sử xã hội Việt Nam
(*) Trục thời gian về kinh tế xã hội Việt Nam
(*) Trục thời gian về lịch sử tư tưởng Việt Nam
Vận dụng 1: Thu thập sử liệu và trình bày một vấn đề của lịch sử Việt Nam theo một trong số các lĩnh vực chuyên biệt: văn hoá, tư tưởng, xã hội, kinh tế.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: thành tựu kinh tế Việt Nam trong những năm 2001 - 2020
- Trong những năm 2001 - 2020, đất nước Việt Nam thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là Chiến lược 2001-2010 và Chiến lược 2011-2020 nhằm xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
- Do tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu to lớn.
+ Kinh tế liên tục tăng trưởng, đưa nước Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (năm 2008).
+ Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001.
+ Tốc độ tăng GDP tương đối cao, bình quân năm trong giai đoạn 2001 - 2010 tăng 7,26%, đạt xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000. Trong giai đoạn 2011 - 2019, GDP tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008.
+ GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.715 USD, gấp 15 lần năm 1990; thu nhập bình quân đầu người 1 tháng đạt 4.294,5 nghìn đồng, gấp 12 lần năm 2002.
+ Chất lượng tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế ngày một lớn.
+ Năng suất lao động ngày càng được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn 2016 - 2019, năng suất lao động toàn nền kinh tế tăng 5,86%/năm, cao hơn tốc độ 4,35%/năm của giai đoạn 2011 - 2015.
+ Cơ cấu kinh tế nước Việt Nam đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng các ngành, trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng lao động qua đào tạo của các ngành kinh tế đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước Việt Nam hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới.
+ Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2019 gấp 20,2 lần giai đoạn 1991 - 2000 và gấp 3,6 lần giai đoạn 2001 - 2010.
+ Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP từ 112,5% năm 2000 tăng lên 142,2% năm 2005; 152,2% năm 2010 và 210,4% vào năm 2019.
+ Năm 2019, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4.028 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 38.951,7 triệu USD, gấp 19,1 lần và 24,3 lần so với giai đoạn 1988 - 1990.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Vận dụng 2: Giả sử lớp em được giao nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của ngôi trường các em đang học tập. Hãy cùng thảo luận và xác định một số vấn đề sau đây rồi báo cáo trước lớp:
- Em sẽ lựa chọn triển khai nhiệm vụ nghiên cứu này theo hình thức nào: thông sử hay theo lĩnh vực?
- Đối tượng, phạm vi của vấn đề nghiên cứu là gì?
- Nêu nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
- Hoàn thiện kết quả nghiên cứu của nhóm và báo cáo trước lớp.
Lời giải:
(*) Bài tham khảo:
* Triển khai nhiệm vụ nghiên cứu theo hình thức: thông sử
* Đối tượng nghiên cứu: lịch sử hình thành và phát triển của trường THPT X
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt thời gian: nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của trường THPT X từ khi thành lập (năm ….) đến hiện nay (năm ….).
- Về mặt nội dung, tìm hiểu về:
+ Các mốc thời gian quan trọng trong quá trình phát triển của trường;
+ Các thành tựu tiêu biểu mà nhà trường đạt được;
+ Cơ sở vật chất của trường;
+ Hệ thống đào tạo của trường;
+ Thông tin tuyển sinh của trường.
- Hoàn thiện kết quả nghiên cứu:
+ Có thể trình bày kết quả nghiên cứu dưới nhiều dạng, như: dạng chữ viết; dạng phim tư liệu; dạng Infographic…
+ Trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp, tiếp thu ý kiến nhận xét, đóng góp của giáo viên và các bạn học sinh khác.