Mở đầu: Hãy chia sẻ hiểu biết của em về nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.
Trả lời:
- Trong lịch sử Việt Nam tồn tại nhiều mô hình nhà nước khác nhau, điển hình như các mô hình nhà nước quân chủ và mô hình nhà nước dân chủ:
+ Mô hình nhà nước quân chủ, điển hình là các mô hình: nhà nước quân chủ tập quyền thân dân thời Lý - Trần; nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ; nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn;...
+ Mô hình nhà nước dân chủ, điểm hình là: nhà nước dân chủ cộng hòa (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa); nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
- Về pháp luật:
+ Những bộ luật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ độc lập là: Quốc triều hình luật (thời Lê sơ) và Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn)
+ Thời hiện đại, nhà nước Việt Nam ban hành nhiều bản Hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013). Các bản Hiến pháp này là đạo luật gốc, có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật.
I. Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)
1. Một số mô hình nhà nước quân chủ tiêu biểu
Câu hỏi 1: Khai thác các tư liệu 1, 2 giúp em hiểu gì về chính sách cai trị của nhà nước quân chủ thời Lý - Trần?
Trả lời:
-Tư liệu 1 đề cập đến việc vua Lý Thái Tông cày ruộng tịch điền> Việc làm của vua để làm gương cho dân chúng, đồng thời khuyến khích dân chúng sản xuất.
- Tư liệu 2 đề cập đến lời tâu của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với vua Trần Anh Tông khi được hỏi về kế sách trị nước. Trần Quốc Tuấn khẳng định “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Với lời khẳng định đó, đề cập đến vai trò quan trọng của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, từ đó phải có chính sách quan tâm tới đời sống của nhân dân, nhằm giúp họ có được cuộc sống ổn định, ấm no thì đất nước mới có thể phát triển và vững mạnh.
Câu hỏi 2: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ thời Lí-Trần.
Trả lời:
- Điểm nổi bật trong mô hình nhà nước Lý- Trần là mô hình nhà nước quân chủ thân dân, được thể hiện thông qua nhiều chính sách hành động cụ thể.
+ Ví dụ: vua cày ruộng tịch điền, kế sách khoan thư sức dân, lấy dân làm trọng của những người lãnh đạo đất nước
- Để thực hiện cai trị, lãnh đạo đất nước, bộ máy nhà nước thời Lý-Trần ngày càng được tổ chức hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương.
+ Các cơ quan được phân công chuyên trách về một lĩnh vực nhất định như: cơ quan văn phòng giúp việc cho vua, cơ quan chuyên môn phụ trách các vấn đề y tế, giáo dục…
+ Bộ máy chính quyền địa phương được tổ chức lại, chia thành các cấp hành chính: lộ/phủ-huyện/châu-hương/giáp-xã/thôn,...
Câu hỏi 1: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ.
Trả lời:
- Nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ có đặc điểm:
+ Vua nắm giữ quyền lực tối cao
+ Nhà nước thống nhất, quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương
+ Lập thêm nhiều cơ quan trung ương, cơ quan chuyên môn
Câu hỏi 2: Nêu những điểm khác của nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý - Trần.
Trả lời:
- Bộ máy nhà nước được tổ chức quy mô và hoàn thiện hơn:
+ Dưới thời Lê sơ, lần đầu tiên các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận, gồm dân sự (hành chính), quân sự và giám sát. Ngoài rra, lập thêm Lục khoa, cùng với Ngự sử đài giám sát hoạt động của Lục bộ và một số cơ quan khác.
- Cơ cấu quyền lực với ba cơ quan phụ trách ba lĩnh vực (hành chính, quân đội, tư pháp) cũng được áp dụng trong tổ chức chính quyền địa phương (gọi là Tam ti).
Câu hỏi 1: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn
Trả lời:
* Đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn:
- Quyền lực của nhà vua ở trung ương được tập trung cao hơn bằng cách trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp cho vua (Nội các, Văn thư phòng,..), cơ quan tư pháp và giám sát (Ngự sử đài, Đô sát viện,...)
- Quyền lực của nhà vua và triều đình ngày càng mạnh, quản lí trực tiếp đến địa phương, nhất là sau cải cách của vua Minh Mạng năm 1831-1832
Câu hỏi 2: Nêu những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ.
Trả lời:
- Những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ:
+ Ở trung ương, lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp của vua như: Nội các, Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện,... để tập trung quyền lực cho nhà vua. Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát.
+ Ở địa phương, từ sau cải cách Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.
2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
Câu hỏi 1: Nêu nội dung cơ bản của bộ Quốc triều hình luật.
Trả lời:
- Bộ luật có nhiều điều khoản nhằm bảo vệ lợi ích và đặc quyền, đặc lợi của vua, hoàng tộc, quan lại, địa chủ. Những hành vi chống đối nhà nước, xâm phạm tài sản, tính mạng, sự an toàn của vua, hoàng tộc và chính quyền đều bị khép vào tội nặng nhất và phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất.
- Ngoài ra, bộ luật có nhiều nội dung tiến bộ, thể hiện tính nhân văn, đề cao các giá trị đạo đức, chú ý phần nào tới quyền lợi của người phụ nữ...
Câu hỏi 2: Qua Tư liệu 4, hãy cho biết một số điểm tiến bộ của bộ Quốc triều hình luật.
Trả lời:
- Một số điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật: con gái được chia tài sản như con trai, được quyền thừa kế hương hỏa, khi phân chia tài sản do vợ chồng tạo dựng được thì chia đôi,...
Câu hỏi 1: Nêu và phân tích nét chính về nội dung của bộ Hoàng Việt luật lệ.
Trả lời:
- Là bộ luật của nhà Nguyễn, được ban hành dưới triều vua Gia Long, năm 1815.
- Về cấu trúc: Bộ luật gồm 398 điểu, phân làm 22 quyển, bao gồm các điều khoản được chia thành sáu thể loại, tương ứng với phạm vi phụ trách và quản lí của sáu bộ.
- Về nội dung:
+ Tổng hợp, quy định và điều chỉnh hầu hết quan hệ xã hội, tập trung bảo vệ chế độ quân chủ, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị.
+ Có một số quy định tiến bộ như bảo vệ người già, trẻ em, phụ nữ,...
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết điểm chung của hai bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
Trả lời:
- Nội dung chính của hai bộ luật đều nhằm bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
Hai bộ luật đều có những điều luật tiến bộ như bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em,...
- Cả hai bộ luật đều thể hiện những điểm tiến bộ về kĩ thuật lập pháp: Các điều luật đã được sắp xếp theo từng lĩnh vực; Hầu hết các quy phạm pháp luật đều gồm ba thành phần cơ bản là: giả định (đặt ra tình huống), quy định (xác định hành vi được/phải làm hoặc không được làm) và chế tài (biện pháp xử lí nếu làm trái quy định).
II. Nhà nước Việt Nam từ năm 1945 đến nay
1. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1976)
Câu hỏi: Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh nào? Sự ra đời đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
+ Đất nước bị thực dân Pháp cai trị, chính quyền nhà Nguyễn vẫn tồn tại nhưng không có thực quyền, dân tộc chìm trong cảnh lầm than nghèo đói.
+ Nhân dân căm phẫn và mong muốn đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến để giành quyền tự do, dân chủ.
=> đó là lí do, bối cảnh dẫn đến cuộc Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa:
- Đây là một trong những thành quả quan trọng của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Là bước ngoặt của lịch sử dân tộc, chấm dứt chế độ quân chủ, mở ra chế độ mới- chế độ dân chủ tiến bộ ở Việt Nam.
Câu hỏi: Qua nội dung mục c và các trư liệu 7, 8, hãy nêu một số đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trả lời:
- Đặc điểm: là nhà nước theo chế độ dân chủ cộng hoà, trong đó quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước thuộc về nhân dân thông qua Quốc hội.
- Tính chất: nhà nước của dân, do dân và vì dân
+ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước dân chủ kiểu mới, do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân.
+ Mọi chính sách và hoạt động của nhà nước đều hướng tới mục tiêu vì nhân dân.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong Bảng 1 (tr. 52 - 53), em hãy nêu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giai đoạn 1945 - 1976.
Trả lời:
- Về tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm:
+ Giai đoạn 1945 - 1946: Thực hiện các biện pháp ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt (kí Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 và Tạm ước 14 - 9),... nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Giai đoạn 1946 - 1954: Tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.
+ Giai đoạn 1954 - 1976: Tổ chức cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, thống nhất đất nước.
- Về phát triển kinh tế - xã hội:
+ Giai đoạn 1945 - 1946: Thực thi các biện pháp cấp bách để giải quyết nạn đói, tình trạng mù chữ và khó khăn về tài chính. Chia ruộng đất cho nông dân.
+ Giai đoạn 1946 - 1954: Phát triển kinh tế kháng chiến và công nghiệp quốc phòng. Phát triển giáo dục, y tế. Thực hiện cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân.
+ Giai đoạn 1954 - 1976: Ở miền Bắc: Khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh. Phát triển nền giáo dục và y tế toàn dân.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay
Câu hỏi: Phân tích bối cảnh ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lời:
* Bối cảnh ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng vẫn tồn tại hai tổ chức nhà nước khác nhau ở hai miền đất nước:
+ Ở miền Bắc là: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Ở miền Nam là: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
=> Vì vậy, thống nhất về mặt nhà nước vừa là nguyện vọng của nhân dân, vừa là cơ sở pháp lí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
- Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa hai miền Nam - Bắc được tổ chức tại Sài Gòn.
- Ngày 25/4/1976, nhân dân cả nước tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
- Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI (từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976) đã quyết định đổi tên nước Việt Nam là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lời:
- Ý nghĩa lịch sử sự ra đời nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Hoàn thành thống nhất đất nước về một nhà nước.
+ Là cơ sở để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
Câu hỏi: Hãy cho biết vai trò của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Trả lời:
- Từ năm 1986 đến nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện hội nhập quốc tế sâu rộng:
+Trong lĩnh vực nông nghiệp: thực hiện chính sách giao khoán đất nông nghiệp, khuyến khích nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất,... Nhờ đó, Việt Nam dần giải quyết được nhu cầu lương thực trong nước và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
+ Trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ: chính sách cho phép phát triển kinh tế tư nhân, kêu gọi và khuyến khích đầu tư nước ngoài, ban hành nhiều bộ luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế => sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp từ quy mô nhỏ, vừa, đến quy mô lớn (các tập đoàn quốc gia và xuyên quốc gia),... góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân.
+ Trong hội nhập quốc tế: thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
III. Một số bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay
1. Một số điểm chung của các bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay
Câu hỏi: Nêu điểm chung về bối cảnh ra đời và phân tích một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam. Lấy ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
- Điểm chung về bối cảnh ra đời của các bản hiến pháp Việt Nam: Được ban hành khi Nhà nước mới được thành lập hoặc trong thời điểm đất nước có những thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, cụ thể:
+ Hiến pháp năm 1946: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập, việc xây dựng nền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách.
+ Hiến pháp năm 1959: Đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và làm cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
+ Hiến pháp năm 1980: Đất nước đã thống nhất, cả nước bước vào thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Hiến pháp năm 1992: Được sửa đổi từ Hiến pháp năm 1980, đáp ứng yêu cầu của công cuộc Đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 1986.
+ Hiến pháp năm 2013: Ra đời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và xu thế hợp tác, phát triển của đất nước.
- Một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam:
+ Là đạo luật gốc, có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là cơ sở pháp lí để xây dựng hệ thống pháp luật của Nhà nước.
+ Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của đất nước như: chế độ chính trị; chính sách phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội; các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước ở trung ương và địa phương,...
- Ví dụ:
+ Hiến pháp năm 2013 quy định nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo thể chế cộng hòa, tổ chức bộ máy nhà nước gồm: ở trung ương: Quốc hội (thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp); Chính phủ (thực hiện quyền hành pháp), Toà án Nhân dân (thực hiện quyền tư pháp); ở địa phương có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp.
2. Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam
Câu hỏi 1: Nêu một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946
Trả lời:
- Ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tựu do.
- Quy định chính thể của Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa.
- Quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân
- Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước.
Câu hỏi 2: Em hãy nêu và phân tích ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946.
Trả lời:
- Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946:
+ Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
+ Là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ ở Đông Nam Á thời bấy giờ.
+ Khẳng định chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
+ Ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
+ Đặt nền móng cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước kiểu mới - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
3. Hiến pháp của thời kì đổi mới
Câu hỏi: Nêu một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992.
Trả lời:
- Về kinh tế: Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.
- Về chính trị: Xây dựng nhà nước theo thể chế cộng hòa (xã hội chủ nghĩa), nhà nước của dân, do dân và vì dân; tổ chức bộ máy nhà nước gồm: Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân (ở trung ương); Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp (ở địa phương).
- Về đối ngoại: “Thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi”.
Câu hỏi: Nêu và phân tích những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.
Trả lời:
Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới và tiến bộ về tổ chức nhà nước, về tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập pháp.
- Điểm mới về tổ chức nhà nước:
+ Bổ sung quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cơ quan tư pháp
+ Phân định rõ hơn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương
+ Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận
- Những điểm tiến bộ về tư tưởng dân chủ:
+ Khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Hiến pháp năm 1993 chỉ ghi nhận hình thức dân chủ đại diện)
+ Khẳng định và mở rộng các quyền con người và quyền công dân
+ Quy định về thực ghiện quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân.
- Tiến bộ về kĩ thuật lập hiến:
+ Bố cục gọn (11 chương và 120 điều), vị trí các chương được sắp xếp hợp lí hơn.
+ Các điều luật được trình bày, diễn đạt cô đọng, súc tích theo ngôn ngữ pháp lí.
+ Nội dung có tính bao quát, phù hợp, cập nhật những thành tựu của luật pháp quốc tế.
Luyện tập và Vận dụng
Luyện tập 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa các mô hình nhà nước quân chủ ở Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ và thời Nguyễn.
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Đều là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, vua đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành.
+ Phân chia các cơ quan giúp việc cho vua ở trung ương: Lục bộ, các cơ quan chuyên môn.
+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được thiết lập đồng bộ và thống nhất.
- Khác nhau:
Luyện tập 2: Em hãy chỉ ra sự khác nhau về đặc điểm, tính chất của Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa so với các nhà nước quân chủ ở nước ta. Theo em, sự khác nhau đó nói lên điều gì?
Trả lời:
- Về đặc điểm, nhà nước Dân chủ Cộng hòa (người dân là chủ nhân của đất nước, nhà nước đại diện cho toàn dân để điều hành đất nước) khác với nhà nước quân chủ ( vua là chủ, là người đứng đầu, nắm những quyền cao nhất).
- Về cách thức tạo lập: Nhà nước Dân chủ Cộng hòa (do nhân dân bầu ra thông qua bầu cử) khác với nhà nước quân chủ (cha truyền, con nối).
- Về quyền lực: Nhà nước Dân chủ Cộng hòa (do quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc về Quốc hội- cơ quan do toàn dân bầu chọn) khác với nhà nước quân chủ (thuộc về một người là vua hoặc hoàng đế)
=> Sự khác nhau trên chứng tỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước kiểu mới, tiến bộ. Đó thực là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Luyện tập 3: Lập bảng so sánh các bản Hiến pháp năm 1946, 1992 và 2013 theo gợi ý sau:
Lời giải:
Vận dụng 1: Có quan điểm cho rằng: "Bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ có nhiều điểm tiến bộ, nên được tham khảo và áp dụng trong việc quản lí xã hội ngày nay". Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Đồng ý với quan điểm cho rằng “Bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ có nhiều điểm tiến bộ, nên được tham khảo và áp dụng trong việc quản lí xã hội ngày nay”. Có thể dẫn một số lý do để chứng minh cho quan điểm trên:
+ Những điều luật bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, người già, trẻ em,... có thể được tiếp thu để bảo vệ quyền lợi của những lực lượng này trong xã hội ngày nay, bởi phụ nữ, trẻ em, người già,... luôn là những người yếu thế và cần được bảo vệ trong xã hội.
+ Những điểm tiến bộ về kĩ thuật lập pháp như các điều luật được sắp xếp theo từng lĩnh vực; hầu hết các quy phạm pháp luật đều gồm ba thành phần cơ bản: giả định (đặt ra tình huống), quy định (xác định hành vi được/phải làm hoặc không được làm) và chế tài (biện pháp xử lí nếu làm trái quy định) cũng có thể được tham khảo và áp dụng trong quá trình soạn thảo luật pháp hiện nay.
Vận dụng 2: Từ năm 2013, ngày 9-11 hằng năm được lấy là "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Hãy đưa ra một số ý kiến của em để góp phần nâng cao tinh thần, ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật cho mọi người.
Trả lời:
- Một số giải pháp góp phần nâng cao tinh thần, ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật cho mọi người:
+ Nhà nước cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
+ Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân thông qua sách, báo, các kênh thông tin xã hội,...
+ Mỗi cá nhân cần rèn luyện ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật của nhà nước; lên án, đấu tranh, vận động mọi người đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật.
Vận dụng 3: