Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam

Mở đầu: Vậy di sản văn hoá là gì? Việt Nam có những loại hình di sản nào? Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân ra sao?

Trả lời:

* Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.

* Những loại hình di sản ở Việt Nam:

- Di sản văn hóa phi vật thể.

- Di sản văn hóa vật thể.

- Di sản thiên nhiên.

- Di sản hỗn hợp.

* Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như sau:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản: Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản. Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản.

- Đầu tư cho cơ sở vật chất: Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,... Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư đó,..  Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.

- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản: Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản. Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa phương. Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội. Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.

* Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá:

- Nhà nước cần ban hành các văn bản quy định về di sản văn hóa, tổ chức quản lí di sản văn hóa, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa và đầu tư cho công tác bảo tồn, phát triển các giá trị di sản văn hóa.

- Đối với các tổ chức xã hội: Cần thực hiện quản lí di sản văn hóa theo phân cấp, cung cấp nguồn lực để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Nhà trường cần đào tạo, nâng cao nhận thức của người học về giá trị di sản văn hóa, phát huy giá trị thông qua các hoạt động giáo dục.

- Đối với cộng đồng: Cần trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, khai thác và sử dụng di sản hợp lý và co tinh thần, trách nhiệm quảng bá cac giá trị của di sản văn hóa.

- Công dân cần chấp hành luật pháp, đảm bảo cac quy định về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, trực tiêp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó.

I. Di sản văn hóa

1. Khái niệm di sản văn hóa

Câu hỏi 1: Dựa vào thông tin trong mục a em hiểu thế nào là di sản văn hóa?

Trả lời:

 - Di sản văn hóa chính là hệ thống các giá trị và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo, tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. 

Câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa của di sản văn hoá và lấy ví dụ để chứng minh cho từng ý nghĩa đó.

Trả lời:

- Ý nghĩa của di sản Văn hóa

+ Là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc, tạo nên giá trị cốt lõi của cộng đồng, dân tộc đó

+ Góp phần tạo ra sinh kế cho cá nhân và cộng đồng; là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

+ Góp phần thúc đẩy hòa bình và tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia thông qua quá trình giao lưu cũng như tôn trọng đa dạng văn hóa

+ Đóng góp thiết thức vào quá trình bảo vệ môi trường

- Ví dụ cụ thể (lựa chọn: Dân ca quan họ)

+ Dân ca quan họ là loại hình văn hóa đặc sắc, được hình thành từ lâu đời của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà chủ yếu là vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay). Dân ca quan họ là di sản có giá trị về nhiều mặt, như: nghệ thuật; cố kết cộng đồng và lưu truyền tri thức dân gian.

+ Hiện nay, các địa phương ở vùng Kinh Bắc đang đẩy mạnh việc khai thác di sản văn hóa dân ca quan họ để phục vụ cho phát triển du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước => đem lại nguồn lợi kinh tế cho các địa phương. Mặt khác, dịch vụ thuê hát dân ca quan họ trong các lễ hội, đám cưới… cũng phát triển, tạo ra sinh kế cho hàng nghìn nghệ sĩ quan họ vùng Kinh Bắc.

+ Dân ca quan họ là biểu tượng văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế. Loại hình nghệ thuật này không chỉ lan tỏa khắp vùng Kinh Bắc và các địa phương trên cả nước Việt Nam; mà còn phát triển mạnh trong cộng đồng kieuf bào ở Đức, Pháp, Cộng hòa Séc, Liên bang Nga…

2. Phân loại di sản văn hoá và xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá

Câu hỏi 1: Di sản văn hoá gồm những loại hình nào? Dựa vào cách phân loại ở trên, em hãy cho biết trong các hình 5 - 7, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hoá phi vật thể, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hoá vật thể?

Trả lời:

Hướng dẫn: Dựa vào một số tiêu chí phân loại, có thể phân chia di sản văn hóa thành nhiều loại hình:

- Căn cứ vào khả năng thoả mãn nhu cầu của con người, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần, trong đó:

+ Di sản văn hoá vật chất là những di sản văn hoá thoả mãn nhu cầu về vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại,...) của con người.

+ Di sản văn hoá tinh thần là các di sản văn hoá thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người (văn chương, nghệ thuật,...).

- Căn cứ vào hình thái biểu hiện của di sản, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể:

+ Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần (tín ngưỡng, làn điệu dân ca, điệu múa,...) gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,... được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều hình thức khác nhau.

+ Di sản văn hoá vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học (di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...).

 - Trong các hình 5 - 7, hình 7 phản ánh di sản văn hoá phi vật thể, hình 5 và hình 6 phản ánh di sản văn hoá vật thể.

Câu hỏi 2: Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa. 

Trả lời:

* Mục đích của việc phân loại di sản văn hóa là làm cơ sở cho việc quản lí,bảo vệ, khai thác tốt hơn giá trị của di sản. 

* Ý nghĩa của việc phân loại di sản: làm căn cứ để ra chính sách, biện pháp và có thái độ ứng xử đúng đắn với từng loại di sản, từ đó góp phần quản lí, bảo vệ, phát huy giá trị di sản tốt hơn.

Câu hỏi 1: Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá.

Trả lời:

- Mục đích của việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa:

+ Nhằm xác lập cơ sở pháp lí để bảo vệ di tích;

+ Xác định trách nhiệm của từng cấp trong bảo vệ và phát huy giá trị của di tích;

+ Tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

- Ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa:

+ Các di tích được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn.

+ Góp phần thiết thực trong việc phát huy giá trị của di tích

+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.

Câu hỏi 2: Thảo luận và nêu ví dụ về từng loại di tích theo bảng xếp hạng ở trên.

Trả lời:

Hướng dẫn: Ví dụ về từng loại di tích theo bảng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam:

- Di tích cấp tỉnh:

+ Đền thờ Tổng bí thư Lê Duẩn (Hà Tĩnh); 

+ Đình làng La Hà (Quảng Bình),...

- Di tích quốc gia:

+ Quần thể kiến trúc Cố đô Huê (Thừa Thiên Huế);

+ Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam)

+ Cột cờ Hà Nội (Hà Nội),...

- Di tích quốc gia đặc biệt:

+ Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch;

+ Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội);

+ Quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên Huế);

+ Thành nhà Hồ (Thanh Hóa),...

II. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

1. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Câu hỏi 1: Bảo tồn di sản văn hóa là gì?

Trả lời: 

- Bảo tồn di sản văn hóa là bảo vệ, gìn giữ sự tồn tại và những giá trị của di sản theo dạng thức vốn có của nó. 

Câu hỏi 2: Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa bảo tồn với phát huy giá trị di sản văn hóa

+ Bảo tồn được coi là cơ sở nền tảng để phát huy giá trị của di sản.

+ Phát huy tốt giá trị của di sản trong đời sống thực tiễn góp phần tạo ra nguồn lực vật chất, tinh thần,... để bảo tồn di sản tốt hơn.

=> Để việc bảo tồn không trở thành gánh nặng và rào cản của sự phát triển, cần giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Ví dụ (lựa chọn di sản: Văn Miếu - Quốc Tử Giám)

+ Các hoạt động bảo tồn hiện vật, cảnh quan kết hợp với tổ chức những sự kiện văn hóa, nghệ thuật đã tạo điều kiện để phát huy giá trị khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

+ Nhờ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản, năm 2019, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón tiếp được hơn 2 triệu lượt khách tham quan trong nước và quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 45,7 tỷ đồng. Một phần nguồn kinh phí từ du lịch đó đã được sử dụng để hỗ trợ cho việc bảo tồn di sản.

2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Câu hỏi 1: Phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Trả lời:

* Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cần dựa trên nhiều cơ sở khoa học:

- Xác định được giá trị của di sản, bao gồm giá trị lịch sử, văn hoá; giá trị giáo dục; giá trị khoa học; giá trị kinh tế;...

- Dựa trên các quan niệm, nhận thức, tiêu chí chuẩn mực về bảo tồn, được quy định trong:

+ Những văn bản pháp quy của Nhà nước như Luật Di sản văn hoá Việt Nam (sửa đổi năm 2013);

+ Các nghị định của Chính phủ có liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản;

+ Các công ước quốc tế liên quan;

+ Hệ thống lí thuyết chuyên ngành;...

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát đặc điểm, hiện trạng của di sản, gồm có:

+ Tình trạng thực tế của di sản;

+ Các điều kiện tự nhiên, xã hội đang tác động tới di sản;

+ Các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di sản đang áp dụng;...

- Phân tích tổng hòa lợi ích của các bên liên quan: Nhà nước; doanh nghiệp; cộng đồng; cá nhân;...

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết những có sở khoa học nào không được tuân thủ trong quá trình bảo tồn di sản Thung lũng En-bơ (Đức)

Trả lời:

- Thung lũng En-bơ gồm quần thể các cung điện, nhà thờ, nhà hát có kiến trúc ở trung tâm thành phố Đre-xđen. 

- Việc thành phố này xây dựng chiếc cầu bắc qua sông đã gây tác động nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự toàn vẹn, tính nguyên trạng,... của di sản, khiến Thung lũng En-bơ không còn đủ tiêu chuẩn trở thành di sản thế giới 

=> Đây là minh chứng cho việc di sản văn hóa không được bảo tồn, phát huy giá trị di sản đúng cách. 

Câu hỏi: Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Trả lời:

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả, cần tập trung vào một số công việc sau:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản:

+ Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.

+ Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá | nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản.

- Đầu tư cho cơ sở vật chất

+ Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,...

+ Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư đó,...

+ Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.

- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản:

+ Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản.

+ Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa phương.

+ Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.

3. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

Câu hỏi 1: Giải thích vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. 

Trả lời:

* Vai trò của các ban ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:

- Hệ thống chính trị: có vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lí, quản lí di sản văn hóa…)

- Doanh nghiệp: có vai trò cung cấp vốn, nguồn lực…

- Cộng đồng dân cư: là chủ thể, đóng vai trò then chốt  

Câu hỏi 2: Thông qua sự kiện UNESCO ghi danh Hát Xoan là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, hãy cho biết trách nhiệm của các bên liên quan (Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng,...) trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Trả lời:

Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan:

- Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp quy về di sản văn hoá, tổ chưc và quản lí di sản văn hoá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá và đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Tổ chức xã hội cần phải thực hiện quản lí di sản văn hóa theo phân cấp, cung cấp nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nhà trường cần có định hướng đào tạo, nâng cao nhận thức của người học về giá trị di sản văn hoá, phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua các hoạt động giáo dục và tham gia nghiên cứu để nhận diện rõ hơn các giá trị của di sản; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

- Với cộng đồng cần tham gia trực tiếp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, khai thác và sử dụng di sản văn hoá hợp lí vì mục tiêu phát triển bền vững và giao lưu, quảng bá các giá trị của di sản văn hoá.

- Công dân: Chấp hành luật pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

III. Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam

1. Di sản văn hóa phi vật thể

Câu hỏi 1: Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32), em hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam.

Trả lời:

- Vị trí phân bố của một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:

+ Nhã nhạc cung đình Huế - ở: Thừa Thiên Huế.

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng

+ Dân ca quan họ - ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang

+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc - ở Hà Nội

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát Xoan - ở Phú Thọ.

+ Dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh - ở Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Nghi lễ và trò chơi kéo co - ở Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai…

+ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - ở hầu hết các địa phương trên cả nước

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ - ở hầu hết các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

+ Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái - ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam hiện nay.

Câu hỏi 2: Giới thiệu giá trị nổi bật của một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu (tự chọn).

Trả lời:

- Vị trí phân bố của một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:

+ Nhã nhạc cung đình Huế - ở: Thừa Thiên Huế.

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng

+ Dân ca quan họ - ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang

+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc - ở Hà Nội

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát Xoan - ở Phú Thọ.

+ Dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh - ở Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Nghi lễ và trò chơi kéo co - ở Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai…

+ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - ở hầu hết các địa phương trên cả nước

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ - ở hầu hết các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

+ Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái - ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam hiện nay.

2. Di sản văn hóa vật thể

Câu hỏi 1: Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32) em hãy kể tên, xác định vị trí của một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Việt Nam.

Trả lời:


Câu hỏi 2: Em hãy lựa chọn giới thiệu một di sản văn hoá vật thể tiêu biểu nhất.

Trả lời:

(*) Lựa chọn: Giới thiệu về Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

- Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Hin-du giáo ở Đông Nam Á.

- Thánh địa Mỹ Sơn có hơn 70 ngôi đền, tháp bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ XIII.

- Ngoài chức năng hành lễ, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hoá, tín ngưỡng và là khu lăng mộ của các vua quan, hoàng thân quốc thích của các vương triều Chăm-pa.

- Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hoá Thế giới. Năm 2009, nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ở Việt Nam.

Câu hỏi 3: Có quan điểm cho rằng: di sản văn hóa vật thể các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc. Em có đồng ý với quan điểm này không? Thông qua một số ví dụ cụ thể, hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

Trả lời:

- Em không đồng ý với quan điểm trên. Ví dụ như di tích lịch sử đình Tây Đằng không chỉ mang trong mình những giá trị về kiến trúc , nó còn chứa đựng rất nhiều thông tin, giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,...quan trọng khác

3. Di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp

Câu hỏi 1: Dựa vào lược đô Hình 29 (tr. 39), hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp. Kể tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp khác.

Trả lời:

- Xác định vị trí của một số di sản thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam

+ Cao nguyên đá Đồng Văn - ở Hà Giang

+ Non nước Cao Bằng - ở Cao Bằng

+ Vườn quốc gia Ba Bể - ở Bắc Cạn

+ Vịnh Hạ Long - ở Quảng Ninh

+ Vườn quốc gia Cúc Phương - ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa

+ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - ở Quảng Bình

+ Công viên địa chất toàn cầu Đắc Nông - ở Đắc Nông

+ Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (ở Lâm Đồng)

+ Vườn quốc gia Cát Tiên - ở các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai

+ Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang - ở Kiên Giang

- Xác định vị trí của một số di sản hỗn hợp tiêu biểu ở Việt Nam

+ Di tích lịch sử và danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

+ Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

+ Khu di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

Câu hỏi 2: Thông qua một ví dụ cụ thể, giải thích vì sao các di sản được phân loại là di sản thiên nhiên/ di sản hỗn hợp. 

Trả lời:

     Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng: thuộc tỉnh Quảng Bình, hai lần được UNESCO ghi danh với các giá trị địa chất, địa mạo, sinh học khác nhau.

     Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về: địa chất, địa mạo (được ví như bảo tàng địa chất khổng lồ có lịch sử 400 triệu năm, liên kết với khu bảo toofn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nam-no của Lào); đa dạng sinh học (có gần 3 nghìn loài thực vật và gần 1400 loài động vật); lịch sử, văn hóa (có 33 di chỉ khảo cổ học niên đại từ 3000-12000 năm, có nhiều di tích lịch sử- văn hóa quan trọng khác nhau như: Đường mòn Hồ Chí Minh, Bến phà Nguyễn Văn Trỗi,... đặc biệt, phát hiện dấu tích chữ Chăm-pa trong động). 

Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1: Lập bảng thống kể về một số di sản tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh theo gợi ý dưới đây:


Trả lời:


Luyện tập 3: Theo em, những di sản của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản? Em cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản?

Trả lời:

- Ý nghĩa của những di sản đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản:

+ Là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc và tạo nên giá trị cốt lõi của cộng đồng, dân tộc Việt Nam.

+ Góp phần tạo ra sinh kế cho cá nhân và cộng đồng sống ở vùng di sản; là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

+ Góp phần thúc đẩy hòa bình và tinh thần đoàn kết giữa Việt Nam với các quốc gia thông qua quá trình giao lưu cũng như tôn trọng đa dạng văn hoá.

+ Đóng góp thiết thực vào quá trình bảo vệ môi trường. 

- Để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản, chúng ta cần:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

+ Trực tiếp tham gia bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá ở địa phương, quê hương, đất nước.

+ Sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

Vận dụng: Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản nào? Vì sao? Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về di sản đó theo cách của em (làm bài thuyết trình, xây dựng đoạn phim ngắn, thiết kế đồ họa,...)

Trả lời:

- Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản Vịnh Hạ Long

>>> Video: https://youtu.be/ZMeCJko7uVg