Giải SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Giới thiệu về rừng

Hoạt động Mở đầu (trang 29) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Rừng là gì? Rừng có vai trò như thế nào với môi trường và đời sống con người? Ở nước ta có những loại rừng phổ biến nào?

Trả lời:

– Rừng giữ không khí trong  lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.

– Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

– Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục  tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.

I. Rừng và vai trò của rừng

Khám phá 1 (trang 29) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Quan sát Hình 7.1 và nêu các thành phần của rừng theo gợi ý:

- Thành phần sinh vật

- Thành phần không phải sinh vật

Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Giới thiệu về rừng

Trả lời:

- Thành phần sinh vật của rừng: cây gỗ, cây bụi. động vật, vi sinh vật.

- Thành phần không phải sinh vật của rừng: đất, nước, khí hậu

Kết nối năng lực 1 (trang 29) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Kể tên các sản phẩm trong đời sống có nguồn gốc từ rừng

Trả lời:

- Các sản phẩm trong đời sống có nguồn gốc từ rừng: củi, gỗ, nấm, măng, cây thuốc, gà rừng, lợn rừng,… 

Khám phá 2 (trang 30) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Chọn nội dung đúng về vai trò của rừng theo mẫu bảng dưới đây:

Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Giới thiệu về rừng

Trả lời:

Các nội dung đúng về vai trò của rừng:

1. Rừng bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn.

2. Rừng chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, bảo vệ đê biển.

3. Rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ và điều hòa môi trường sinh thái.

4. Rừng cung cấp gỗ cho con người.

5. Rừng là nơi bảo vệ di tích và danh lam thắng cảnh.

7. Rừng là nơi bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật.

8. Rừng là nơi phục vụ nghiên cứu.

9. Rừng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật.

Kết nối năng lực 2 (trang 30) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về vai trò của rừng.

Trả lời:

Ngoài các vai trò được nêu trong sách giáo khoa, rừng còn có một số vai trò khác như:

- Được sử dụng để sản xuất, khai thác gỗ và một số loại lâm sản.

- Là nơi bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

- Là địa điểm du lịch thu hút khách tham quan.

II. Các loại rừng phổ biến ở Việt Nam

Khám phá (trang 31) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Xác định từng loại rừng phù hợp với mỗi ảnh trong hình 7.3 theo mẫu bảng dưới đây:

Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Giới thiệu về rừng

Trả lời:

Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Giới thiệu về rừng

Kết nối năng lực 1 (trang 32) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Kể tên một số rừng ở Việt Nam mà em biết. Chúng thuộc loại rừng nào (theo mục đích sử dụng)?

Trả lời:

* Một số rừng ở Việt Nam:

+ Rừng sản xuất: Rừng keo trồng (Đồng Hỉ - Thái Nguyên); Các rừng ở Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Định, Quảng Trị

+ Rừng đặc dụng: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình); Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ); 

+ Rừng phòng hộ: Rừng Sơn Động (Bắc Giang); Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Khu rừng phòng hộ xung yếu và sản xuất Lâm ngư trường 184 (Cà Mau); Rừng phòng hộ ven biển Nhà Mát (Bạc Liêu),...

Kết nối năng lực 2 (trang 32) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Sử dụng intrernet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về các loại rừng ở Việt Nam và trên thế giới

Trả lời:

- Một số kiểu rừng ở Việt Nam:

+ Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

+ Kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới

+ Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới

+ Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp)

+ Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới

- Một số kiểu rừng trên thế giới:

+ Rừng mưa nhiệt đới

+ Rừng lá kim

+ Rừng rụng lá ôn đới

Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 32) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Nêu vai trò của rừng đối với gia đình và địa phương em

Trả lời:

- Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống của gia đình và địa phương em:

+ Cung cấp nguồn gỗ, củi,

+ Điều hòa không khí, điều hòa nước,  chống biến đổi khí hậu,

+ Là nơi cư trú động thực vật và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm,

+ Bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,

+ Đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của mọi người. 

Luyện tập 2 (trang 32) Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 7: Trình bày vai trò của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất

Trả lời:

- Vai trò của rừng phòng hộ: 

+ Bảo vệ nguồn nước.

+ Bảo vệ đất, chống xói mòn,

+ Chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai.

+ Điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. 

- Vai trò của rừng sản xuất: 

+ Sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

+ Phòng hộ và góp phần bảo vệ môi trường.

- Vai trò của rừng đặc dụng: 

+ Bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật.

+ Bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

+ Phục vụ nghỉ ngơi, du lịch và nghiên cứu.

Vận dụng

Viết một đoạn văn hoặc kể một câu chuyện có nội dung đề cập đến vai trò của rừng.

Trả lời:

- Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với sự sống trên trái đất là thanh lọc không khí, cung cấp ôxi cho sự sống. Rừng là lá phổi của trái đất. Đời sống càng phát triển, càng nhiều nhà máy, càng nhiều các loại động cơ... càng cần có nhiều rừng để cân bằng không khí. Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để đất ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt. Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quý giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loại thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái... Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.