I. Tóm tắt kiến thức
II. Câu hỏi
Câu hỏi 1: Trình bày vai trò, triển vọng của trồng trọt. Kể tên một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
Trả lời:
* Vai trò của trồng trọt:
Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đới với kinh tế và đời sống con người:
- Cung cấp sản phẩm thiết yếu: gạo, ngô, rau củ, quả…
- Hỗ trợ sự phát triển của một số ngành nghề: chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu
* Triển vọng của trồng trọt:
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên:
+ Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt.
+ Phần lớn diện tích là đất trồng với địa hình đa dạng.
- Lợi thế khác:
+ Có truyền thống nông nghiệp, nhân dân cần cù, thông minh, có kinh nghiệm trong trồng trọt.
+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ người lao động.
+ Ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt.
- Tương lai, vị thế của ngành trồng trọt nâng cao.
* Một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam:
- Cây lương thực
- Cây công nghiệp
- Cây ăn quả
- Cây rau
- Cây thuốc
- Cây gia vị
- Cây hoa
- Cây cảnh
- Cây lấy gỗ
Câu hỏi 2: Nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm cơ bản gì? Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em.
Trả lời:
- Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam:
+ Trồng trọt ngoài tự nhiên
+ Trồng trọt trong nhà có mái che
+ Phương thức trồng trọt kết hợp
- Những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:
+ Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.
+ Đất trồng dần được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
+ Ứng dụng ngày càng nhiều các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.
+ Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản.
- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em, đất rộng, màu mỡ, chủ yếu là trồng trọt ngoài tự nhiên ; cũng áp dụng phương thức trồng trong nhà có mái che cho một số loại cây trồng.
Câu hỏi 3: Có những ngành nghề nào trong trồng trọt? Em thấy mình phù hợp với ngành nghề nào? Vì sao?
Trả lời:
- Có các ngành nghề trong trồng trọt là:
+ Kĩ sư trồng trọt là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt.
+ Kĩ sư bảo vệ thực vật là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
+ Kĩ sư chọn giống cây trồng là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có; nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới.
- Bản thân em thấy mình phù hợp với nghề kĩ sư trồng trọt vì em là một người yêu thiên nhiên, thích chăm sóc cây trồng. Em muốn mình có thể nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trên thế giới để giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, từ đó đưa nông sản Việt Nam ngày càng tiến xa trên thị trường quốc tế.
Câu hỏi 4: Hãy trình bày mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc làm đất, bón phân lót.
Trả lời:
* Mục đích của làm đất:
+ Cày đất: giúp tăng bề dày lớp đất trồng, chôn vùi cỏ, làm đất tơi xốp và thoáng khí.
+ Bừa/dập đất: giúp làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân bón và san phẳng ruộng.
+ Lên luống: giúp dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
* Mục đích của bón phân lót:
+ Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây trồng hấp thu ngay khi rễ vừa phát triển
+ Tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu.
Câu hỏi 5: Trình bày quy trình kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
Trả lời:
* Quy trình kĩ thuật gieo trồng:
- Gieo hạt (áp dụng đối với loại cây ngắn ngày):
+ Đối với các loại hạt rất nhỏ thì gieo trực tiếp hạt giống lên mặt đất ẩm, sau đó phun sương cho hạt bám vào đất trồng.
+ Đối với các hạt to hơn thì nên vùi xuống đất với độ sau từ hai đến ba lần đường kính của hạt, sau đó lấp đất lại. (Không nén đất quá chặt sau khi vùi lấp hạt)
* Trồng cây con (áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày):
+ Cần đảm bảo mật độ và độ nông, sâu phù hợp với từng loại cây
+ Vun gốc để giúp cây đứng vững, tưới nước đầy đủ cho cây sau khi trồng.
* Quy trình chăm sóc:
+ Tỉa, dặm cây
+ Làm cỏ, vun xới
+ Tưới nước
+ Tiêu nước
+ Bón phân thúc
* Quy trình phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:
- Nguyên tắc phòng trừ: phòng là chính; trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để; sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
- Các biện pháp phòng trừ:
+) Biện pháp canh tác và sử dụng chống sâu bệnh
+ Vệ sinh đồng ruộng
+ Gieo trồng đúng thời vụ
+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí
+ Luân phiên cây trồng
+ Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh.
+) Biện pháp thủ công: dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu.
+) Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
+) Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật: sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch,.. và các chế phẩm sinh học.
Câu hỏi 6: Nêu một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình/ địa phương em. Cho ví dụ minh họa
Trả lời:
Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình/ địa phương em:
- Lúa: Cắt.
- Ngô: Hái.
- Sắn, khoai tây, khoai lang: Đào.
- Cây ăn quả: bưởi, táo, ổi, xoài, dưa chuột,...: Hái.
- Các loại rau lá: rau muống, rau cải, rau mồng tơi, rau khoai lang,…: Hái.
- Các loại rau củ: su hào, bắp cải, lạc,…: Nhổ.
Câu hỏi 7: Kể tên một số hình thức nhân giống vô tính cây trồng. Cây con được tạo ra bằng hình thức này có đặc điểm gì?
Trả lời:
* Một số hình thức nhân giống vô tính cây trồng:
- Giâm cành
- Ghép
- Chiết cành
* Cây con đặc tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính có đặc điểm: giống với cây mẹ.
Câu hỏi 8: Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng một loại cây em ưa thích
Trả lời:
Tùy sở thích mỗi HS, có thể lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng một loại cây mà mình ưa thích.
Ví dụ: các loại cây hoa: hoa hồng, hoa ly, hoa lan, hoa huệ..; các loại cây ăn quả: cây bưởi, cây ổi, cây xoài..; các loại rau: rau cải, rau ngót, rau mồng tơi..