Giải SGK Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi

Mở đầu (trang 28) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Khi chọn mua một con vật để làm giống, theo em cần phải chọn con vật như thế nào?

Trả lời:

- Khi chọn mua một con vật để làm giống em cần phải chú ý đến các yếu tố sau:

+ Chọn con vật thuộc giống có năng suất, chất lượng sản phẩm cao, sức khỏe tốt và dễ chăm sóc.

+ Chọn con vật ở độ tuổi trưởng thành và trong thời kỳ sinh sản tốt nhất để đảm bảo khả năng sinh sản và tạo ra giống vật nuôi tốt.

+ Kiểm tra sức khỏe của con vật trước khi mua để tránh mua con vật bị bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh.

+ Chọn con vật phù hợp với điều kiện chăm sóc của bạn, bao gồm diện tích nuôi, thức ăn, nước uống, vệ sinh và chăm sóc y tế.

+ Chọn mua con vật từ người bán uy tín, có kinh nghiệm và cung cấp thông tin đầy đủ về con vật.

1. Khái niệm chọn giống vật nuôi

1.1. Khái niệm

Câu hỏi 1 (trang 28) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi là gì?

Trả lời:

- Chọn giống vật nuôi là xác định và chọn những con vật nuôi (đực và cái) có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều tính trạng mong muốn để làm giống (sinh sản).

Luyện tập 1 (trang 28) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Cho một số ví dụ khác về chọn giống vật nuôi

Lời giải:

- Chọn giống gà: lông bông, nhanh nhẹn, to khỏe, mắt sáng, chân khép kín, lông mượt có màu đặc trưng của giống, loại bỏ những con vẹo mỏ, khoèo chân, hỏng mắt, bụng sệ, lông bết.

1.2. Vai trò của chọn giống vật nuôi

Câu hỏi 2 (trang 28) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Vai trò của chọn giống vật nuôi là gì?

Trả lời:

- Vai trò của chọn giống vật nuôi là:

+ Chọn ra những con vật ưu tú từ đó cải thiện được năng suất và chất lượng sản phẩm ở đời sau.

Vận dụng 1 (trang 28) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy đề xuất giải pháp để cải thiện khả năng sản xuất của lợn ở những thế hệ sau

Lời giải:

- Lựa chọn giống lợn có năng suất cao: Để đảm bảo năng suất cao, cần chọn giống lợn có khả năng sinh sản tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống bệnh và thích ứng với môi trường nuôi.

- Áp dụng phương pháp nuôi chuồng trại công nghệ cao: Sử dụng công nghệ nuôi chuồng trại hiện đại và tiên tiến để tạo ra môi trường nuôi tốt cho lợn. Điều kiện nuôi tốt sẽ giúp lợn phát triển tốt hơn và đạt được năng suất cao.

- Chăm sóc, dinh dưỡng và điều trị bệnh tốt: Chăm sóc, dinh dưỡng và điều trị bệnh cho lợn đầy đủ, đúng cách và kịp thời để đảm bảo sức khỏe của lợn. Nếu lợn được chăm sóc và dinh dưỡng tốt sẽ phát triển nhanh hơn và đạt được năng suất cao hơn.

2. Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi

2.1. Ngoại hình

Câu hỏi 3 (trang 29) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Đặc điểm ngoại hình của vật nuôi là gì?

Trả lời:

- Đặc điểm ngoại hình của một vật nuôi là đặc điểm (tính trạng) bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống.

Câu hỏi 4 (trang 29) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy kể tên một số chỉ tiêu về ngoại hình để đánh giá chọn giống vật nuôi

Trả lời:

- Hình dáng thân (hình chữ nhật, hình vuông, hình quả lê,...)

- Dáng vẻ

- Màu sắc bộ lông

- Màu sắc da thân, da chân

- Hình dáng tai

- Kiểu và màu sắc mào

Luyện tập 2 (trang 29) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy mô tả ngoại hình của vật nuôi trong Hình 6.1 và 6.2 phù hợp với hướng sản xuất?

Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi

Lời giải:

- Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng....

- Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trứơc hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển.

- Gà hướng trứng: đuôi gà khá dài, thân hình nhỏ gọn, thể hình dài.

- Gà hướng thịt: đuôi gà ngắn hơn và cong lên, thân gà hướng thịt lớn hơn và có vòng eo to hơn so với gà hướng trứng, thể hình ngắn.

Vận dụng 2 (trang 29) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Để chọn những con gà với mục đích đẻ trứng, lợn với mục đích đẻ con, bò với mục đích lấy sữa em sẽ chọn những con có ngoại hình như thế nào? Vì sao?

Lời giải:

Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi

Câu hỏi 5 (trang 29) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Có thể sử dụng những phương pháp nào để đánh giá ngoại hình của vật nuôi?

Trả lời:

- Quan sát kết hợp với chụp ảnh, quay phim và dùng tay để sờ, nắn

- Dùng thước để do một số chiều đo nhất định. 

Luyện tập 3 (trang 29) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy gọi tên các chiều đo có trong Hình 6.3.

Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi

Lời giải:

Quan sát Hình 6.3, ta thấy: 

1. Cao vây ở bò

2. Dài thân chéo ở bò

3. Dài thân ở lợn

4. Vòng ngực ở lợn.

2.2. Thể chất

Câu hỏi 6 (trang 30) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Trong chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật như thế nào?

Trả lời:

- Trong chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật có sức khỏe tốt, không quá gầy hoặc quá mập

2.3. Khả năng sinh trưởng và phát dục

Câu hỏi 7 (trang 30) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Sinh trưởng và phát dục là gì?

Trả lời:

- Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. 

- Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

Câu hỏi 8 (trang 30) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy nêu một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và phát đực ở vật nuôi

Trả lời:

- Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi (tính bằng gram hay kilogram)

- Tốc độ tăng khối lượng (tính bằng gram/ngày)

- Hiệu quả sử dụng thức ăn (số kilogram thức ăn để tăng một kilogram khối lượng cơ thể)

Luyện tập 4 (trang 30) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy lấy ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục của một số loại vật nuôi?

Ví dụ: 

- Sự sinh trưởng của ngan: 

+ 1 ngày tuổi cân nặng 42g;

+ 1 tuần tuổi cân nặng 79g;

+ 2 tuần tuổi cân nặng 152g.

Người ta gọi sự tăng cân của ngan là sự sinh trưởng.

- Sự phát dục: Khi còn nhỏ cùng với sự phát triển của cơ thể, buồng trứng của con cái lớn dần, đó là sự sinh trưởng của buồng trứng. Khi đã lớn, buồng trứng của con cái bắt đầu sản sinh ra trứng, đó là sự phát dục của buồng trứng.

2.4. Năng suất và chất lượng sản phẩm

Câu hỏi 9 (trang 30) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy đọc thông tin trong Bảng 6.1 và 6.2, nêu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi

Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi

Trả lời:

- Chỉ tiêu năng suất và chất lượng bảng 6.1:

+ Số con sơ sinh/ổ

+ Số con cai sữa/ổ

+ Khối lượng sơ sinh/con

- Chỉ tiêu năng suất và chất lượng bảng 6.2:

+ Sản lượng sữa

+ Tỉ lệ mỡ sữa

3. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi

3.1. Chọn lọc hàng loạt

Câu hỏi 10 (trang 31) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Có những phương pháp chọn giống vật nuôi nào? Hãy kể tên, nêu cách tiến hành và ưu nhược điểm của những phương pháp đó

Trả lời:

* Phương pháp chọn lọc hàng loạt:

- Chọn lọc hãng loạt là phương pháp định kì theo dõi, ghi chép các chi tiêu như ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất.

- Cách tiến hành:

+ Đặt ra những tiêu chuẩn cho các chi tiêu chọn lọc (công việc này được tiến hành trước khi chọn lọc)

+ Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da, hình dáng, khối lượng cơ thể, năng suất sửa, trứng,... của đàn vật nuôi để tiến hành chọn.

+ Những cá thể đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại làm giống

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và được áp dụng khi cần chọn lọc nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn. 

- Nhược điểm: Độ chính xác không cao

* Phương pháp chọn lọc cá thể:

- Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc được tiến hành tại các trung tâm giống để chọn lọc Hãy nề dược vật nuôi đạt yêu cầu cao về chất lượng giống. Thông thường, quá trình chọn lọc cá thể gồm các bước sau:

+ Chọn lọc tổ tiên: Dựa vào phả hệ (lí lịch) để xem xét các đời tổ tiên của vật nuôi có tốt hay không và từ đó dự đoán dược phẩm chất sẽ có ở đời sau. Vật nuôi nào có tổ tiên tốt sẽ là đối tượng được chọn lọc.

+ Chọn lọc bản thân: Để phát huy tốt tiềm năng di truyền của vật nuôi thì chúng sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc.

+ Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho dời sau. Căn cứ vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không.

- Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao hơn

- Nhược điểm: Cần nhiều thời gian, trình độ khoa học kĩ thuật và điều kiện cơ sở vật chất.

3.2. Chọn lọc cá thể

Luyện tập 5 (trang 31) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy nêu ví dụ về phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

Lời giải:

- Ví dụ chọn lọc hàng loạt: Trong 1 đàn gà lơgo chọn ra những con có sản lượng trứng cao từ 200 quả đến 250 quả/môt chu kì 300 ngày sẽ được giữ lại làm giống, những con đẻ số lượng trứng ít hơn bị loại thải.

- Ví dụ chọn lọc cá thể:

Trong quá trình tạo giống heo, các cá thể được đánh giá dựa trên các đặc tính di truyền như khả năng tăng trưởng, tỷ lệ thịt, khả năng chống bệnh, tính hiệu quả sinh trưởng và tiết kiệm thức ăn. Các con heo có đặc tính di truyền tốt hơn sẽ được chọn để tiếp tục lai tạo, trong khi các con heo có đặc tính di truyền kém hơn sẽ bị loại bỏ.

Khi tạo giống heo, các con vật được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ được lai tạo với nhau để tạo ra thế hệ tiếp theo. Sau đó, các con heo trong thế hệ mới sẽ được đánh giá và chọn lọc lại dựa trên đặc tính di truyền của chúng. Các con heo có đặc tính di truyền tốt hơn sẽ được giữ lại để tiếp tục lai tạo, trong khi các con heo có đặc tính di truyền kém hơn sẽ bị loại bỏ.

Quá trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi đạt được giống heo có đặc tính di truyền tốt nhất.

Luyện tập 6 (trang 32) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy so sánh các phương pháp chọn lọc theo mẫu Bảng 6.3

Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi

Lời giải:

Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi

Vận dụng 3 (trang 32) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy tìm hiểu hoạt động chăn nuôi ở địa phương em (nếu có) và cho biết những công việc trong chọn giống vật nuôi.

Gợi ý:

- Địa phương em chủ yếu nuôi gà, lợn, vịt, ngan.

4. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi

4.1. Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử

Câu hỏi 11 (trang 32) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử là gì?

Trả lời:

- Chọn lọc có hỗ trợ của chỉ thị phân tử là phương pháp chọn lọc các cá thể dựa trên các gene (hay đoạn DNA) quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn nào đó. 

Câu hỏi 12 (trang 32) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử

Trả lời:

Ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử:

- Ưu điểm:

+ Chọn lọc được vật nuôi mang kiểu gene quy định tính trạng mong muốn.

+ Chọn lọc vật nuôi ngay ở giai đoạn còn non.

+ Rút ngắn thời gian chọn lọc.

- Nhược điểm:

+ Yêu cầu kĩ thuật cao

+ Trang thiết bị hiện đại và tốn kém

4.2. Chọn lọc bằng bộ gene

Câu hỏi 13 (trang 33) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc bằng bộ gene.

Trả lời:

- Ưu điểm: có độ chính xác cao, rút ngắn thời gian chọn lọc, tăng hiệu quả chăn nuôi

- Nhược điểm: Chi phí cao

Vận dụng 4 (trang 33) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Hãy tìm hiểu thêm những ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng để chọn giống vật nuôi.

Lời giải:

- Chọn giống trong nuôi gia cầm: Công nghệ di truyền học và phân tích tế bào được sử dụng để phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe của gia cầm. Chọn giống sử dụng công nghệ đột biến ngẫu nhiên để tạo ra các giống với năng suất cao và khả năng chống lại bệnh tốt hơn.

- Chọn giống trong nuôi lợn: Công nghệ tế bào gốc được sử dụng để tạo ra các giống lợn mới với năng suất cao và khả năng chống lại bệnh tốt hơn. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng được sử dụng để phát hiện các vấn đề sức khỏe và cải thiện chất lượng thịt của lợn.

- Chọn giống trong nuôi bò: Công nghệ di truyền học được sử dụng để tạo ra các giống bò mới với tính chất kháng bệnh và năng suất cao. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng thịt và sức khỏe của bò.

Vận dụng 5 (trang 33) Công nghệ Chăn nuôi 11 Cánh Diều Bài 6: Một trang trại có quy mô chăn nuôi là 1 000 lợn nái và 40 lợn đực. Nếu là chủ trang trại, với mục đích cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái (tăng số con đẻ ra) em sẽ:

- Lựa chọn phương pháp chọn giống nào?

- Hãy mô tả một số công việc cơ bản trong phương pháp chọn lọc mà em lựa chọn.

Lời giải:

* Phương pháp chọn giống e lựa chọn là: chọn lọc hàng loạt.

* Mô tả công việc trong quá trình chọn lọc:

- Đặt ra những tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu chọn lọc

- Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da, hình dáng, khối lượng cơ thể, năng suất, … của đàn vật nuôi để tiến hành chọn.

- Những cá thể đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại làm giống.