Mở đầu (trang 18) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Một viên kim cương hay một mẩu than chì đều được tạo nên từ hàng tỉ nguyên tử giống nhau. Kim cương và than chì được tạo từ một nguyên tố hóa học là carbon. Nguyên tố hóa học là gì?
Trả lời:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
1. Nguyên tố hóa học
Câu hỏi 1 (trang 18) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Quan sát Hình 3.1, em hãy cho biết sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tử hydrogen?
Trả lời:
- Sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tử hydrogen:
+ Nguyên tử 1: hạt nhân chỉ có 1 proton.
+ Nguyên tử 2: hạt nhân có 1 proton liên kết với 1 neutron.
+ Nguyên tử 3: hạt nhân có 1 proton liên kết với 2 neutron.
Câu hỏi 2 (trang 18) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Vì sao 3 nguyên tử trong Hình 3.1 lại thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Trả lời:
- 3 nguyên tử trong Hình 3.1 đều có 1 proton trong hạt nhân
=> 3 nguyên tử đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
Câu hỏi 3 (trang 19) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Quan sát Hình 3.2, cho biết
a) nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất?
b) nguyên tố nào chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người?
Trả lời:
a) Nguyên tố oxygen chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất (chiếm 49,4%)
b) Nguyên tố oxygen chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người (chiếm 65%)
Luyện tập (trang 19) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3:
a) Những nguyên tố nào cần thiết giúp cơ thể phát triển?
b) Những nguyên tố nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
Trả lời:
a) Những nguyên tố cần thiết giúp cơ thể phát triển: calcium, phosphorus, protein, lipid và glucid.
b) Nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người: iodine.
2. Kí hiệu hóa học
Câu hỏi 4 (trang 20) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Vì sao cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học? Các kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như thế nào?
Trả lời:
- Cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học: vì tên đầy đủ thường dài và khó nhớ, cần phải kí hiệu ngắn gọn để thuận tiện cho việc học tập cùng như là nghiên cứu
- Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết ở dạng in hoa
Ví dụ:
Câu hỏi 5 (trang 20) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hãy cho biết, nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì gặp khó khăn gì?
Trả lời:
Nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì sẽ có các nguyên tố có kí hiệu trùng nhau. Ví dụ:
+ Hydrogen và Helium đều kí hiệu là H
+ Carbon và Calcium đều kí hiệu là C
Vận dụng (trang 20) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Qua tìm hiểu trong thực tế, hãy cho biết để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây. Dựa vào Bảng 3.1, hãy viết kí hiệu hoá học các nguyên tố đó.
Trả lời:
- Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng: đạm (N), lân (P), kali (K), lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê (Mg), silic (Si),...
Bài tập
Bài tập 1 (trang 21) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Bổ sung các thông tin để hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
Bài tập 2 (trang 21) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Kí hiệu hóa học nào sau đây viết sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng: H, Li, NA, O, Ne, AL, CA, K, N.
Trả lời:
Em cần nhớ: Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường.
Bài tập 3 (trang 21) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Cho các nguyên tử được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton trong mỗi nguyên tử như sau:
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học là:
A. X, Y.
B. Z, Q.
C. R, E.
D. Y, E.
Đáp án B
Bài tập 4 (trang 21) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Kí hiệu hóa học của nguyên tố chlorine là
A. CL
B. cl
C. cL
D. Cl
Đáp án: D.
Đối với nguyên tố kí hiệu bằng 2 chữ cái thì chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái thứ 2 viết thường
=> Nguyên tố chlorine có kí hiệu hóa học là Cl
Bài tập 5 (trang 21) KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tìm hiểu từ internet hay tài liệu (sách, báo), em hãy viết một đoạn thông tin về:
a) Vai trò của iron đối với cơ thể người.
b) Nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người
Trả lời:
a) Iron (sắt) là một khoáng chất đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như tổng hợp hemoglobin hay nói cách khác là tạo máu, làm cho máu có màu đỏ. Thiếu sắt gây nên tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, thường xuyên ốm yếu uể oải, thậm chí nếu lượng hồng cầu quá ít trong khi lượng bạch cầu nhiều hơn sẽ dẫn tới bệnh bạch cấu ác tính cực kì nguy hiểm. Bên cạnh đó, sắt còn có vai trò vận chuyển oxygen trong máu đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể giúp não bộ hoạt động tốt và phát triển cơ bắp. Khi cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết tham gia vào quá trình hình thành cơ bắp sẽ khiến cho con người không đủ sức hoạt động. Việc thiếu hụt sắt có thể tác động không nhỏ đến hoạt động ghi nhớ của hệ thần kinh và gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, cảm cúm, … Ngoài ra sắt còn đóng vai trò cải thiện hệ miễn dịch, góp phần điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Vì thế chúng ta cần bổ sung đủ lượng sắt để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu sắt như: rau cải bó xôi, các loại hạt họ đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan,…), thịt bò, thịt lợn, thịt dê, bí ngô, cá, socola đen, …. Ngoài ra có thể bổ sung sắt qua các loại nước điện giải và thực phẩm chức năng.
b) Nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người đó là calcium. Calcium là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp xương phát triển vững chắc và đặc biệt giúp trẻ phát triển chiều cao. Calcium là nền tảng cho việc điều trị và phòng chống loãng xương. Ngoài ra calcium cũng đóng vao trò quan trọng không kém trong hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh, co bóp cơ, cùng quá trình tiết những hormone và enzyme quan trọng bên trong cơ thể. Vì thế, việc thiếu hụt calcium có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Nguồn calcium chủ yếu là các sản phẩm bơ sữa. Thực phẩm nguồn gốc thực vật chứa nhiều calcium như đậu hũ, cải xoăn, rau bina (spinach), củ cải trắng, và trong nhiều loại rau xanh.