Mở đầu
Hoạt động Mở đầu SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 4 (trang 23): Nêu các cấp độ tổ chức sống mà em đã học? Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống?Trả lời:
– Các cấp độ tổ chức sống đã học: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
+ Tế bào: là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào.
+ Cơ thể: là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường.
+ Quần thể – loài : các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định tạo nên cấp quần thể.
+ Quần xã: là cấp độ tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài và mối tương tác giữa các quần thể khác loài, chúng giữ được sự cân bằng động trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.
+ Hệ sinh thái – sinh quyển: Tập hợp tất cả các quần xã sống trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Sinh quyển bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau.
– Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống vì:
+ Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
+ Tế bào là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống: Các hoạt động đặc trưng của sự sống như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng, cảm ứng, sinh sản,… đều được diễn ra trong tế bào. Hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở để thực hiện hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.
I. Khái quát học thuyết tế bào
Câu hỏi 1 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 4 (trang 23): Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng dụng cụ gì? Vì sao?Trả lời:
- Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng kính hiển vi vì tế bào có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 4 (trang 23): Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào.
Trả lời:
- Nội dung khái quát của học thuyết tế bào:
+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
+ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
+ Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
- Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
Luyện tập 1 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 4 (trang 23): Trình bày lịch sử phát triển học thuyết tế bào. Có ý kiến cho rằng: "Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi." Ý kiến của em như thế nào?
Lời giải:
– Lịch sử của học thuyết tế bào:
+ Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek (An-tô-ni van Lơ-ven-húc) đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật. Tuy nhiên, các nhà khoa học này mới chỉ quan sát được hình dạng của tế bào. Những tiến bộ sau này trong chế tạo thấu kính và kính hiển vi đã cho phép các nhà khoa học khác nhìn thấy các thành phần khác nhau bên trong tế bào.
+ Khoảng giữa thế kỉ XIX, học thuyết tế bào đầu tiên đã ra đời.
+ Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng kính hiển vi điện tử, phương pháp lai tế bào, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử, học thuyết tế bào được bổ sung.
– Em đồng ý với ý kiến cho rằng lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi khi kính hiển vi được cải tiến, độ phóng đại của chúng càng lớn thì các nhà khoa học có thể quan sát được các tế bào một cách rõ nét hơn, kĩ càng hơn, từ đó có thể nghiên cứu sâu hơn về chúng. Cụ thể:
+ Vào những năm 1665, qua kính hiển vi tự chế thô sơ, Robert Hooke đã quan sát được hình dạng của các tế bào ở lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi.
+ Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật.
+ Sau này, nhờ tiến bộ trong chế tạo thấu kính và kính hiển vi đã cho phép các nhà khoa học khác nhìn thấy các thành phần khác nhau bên trong tế bào.
II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống
Câu hỏi 3 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 4 (trang 24): Kể tên những loại tế bào mà em đã học.Trả lời:
* Các loại tế bào mà em đã học:
– Tế bào nhân sơ (tế bào vi khuẩn): là vi sinh vật đơn bào được biết là xuất hiện sớm nhất trên trái đất. Như được tổ chức trong Hệ thống ba miền, sinh vật nhân sơ bao gồm vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Một số sinh vật nhân sơ, chẳng hạn như vi khuẩn lam, là sinh vật quang hợp và có khả năng quang hợp.
– Tế bào nhân thực (tế bào thực vật và tế bào động vật): là loại tế bào có cấu trúc trương đối phức tạp, trong đó vật liệu di truyền được nằm trong nhân và có màng bao bọc
– Tế bào khí khổng: là một loại tế bào quan trọng của thực vật (chỉ có ở thực vật trên cạn, không có ở thực vật thủy sinh)
– Tế bào lông hút: là sự phát triển hình ống của một luồng lông, một tế bào hình thành tóc trên lớp biểu bì của rễ cây
– Tế bào biểu bì: là lớp bề mặt ngoài cùng mà ta có thể sờ được và có hoạt tính sinh học mạnh nhất trong số các lớp nhờ vào khả năng liên tục đổi mới.
– Tế bào hồng cầu: là một loại tế bào máu, chức năng chính là vận chuyển Oxy
– Tế bào da: là cơ quan bao bọc toàn bộ lớp bên ngoài của 1 cơ thể
Câu hỏi 4 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 4 (trang 24): Nêu ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.
Trả lời:
– Ở người, nhờ quá trình trao đổi chất, tế bào tổng hợp vật chất giúp tế bào lớn lên và phân chia. Sự lớn lên phân chia của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cơ thể.
– Các tế bào thực hiện hàng loạt quá trình trao đổi chất nội bào nhằm duy trì sự tồn tại cũng như sinh trưởng của mình, qua quá trình này tế bào khiến cho cơ thể chúng ta vận động và phát triển.
– Ở người, tế bào nhận oxygen từ mạch máu để thực hiện quá trình hô hấp tế bào phân giải glucose để tạo thành năng lượng, carbon dioxide được thải ra từ quá trình hô hấp tế bào sẽ được thải vào máu để đưa ra khỏi cơ thể.
+ Ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới giống với tế bào ban đầu;…
Luyện tập 2 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 4 (trang 24): Nêu tên và chức năng một số loại tế bào trong cơ thể người.
Lời giải:

Vận dụng SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 4 (trang 24): Vì sao học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX?
Lời giải:
- Học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX. Đây là một bước tiến lớn đối với ngành Sinh học nói riêng và Khoa học nói chung, làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật, tạo định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể, đem lại những ứng dụng to lớn trong đời sống của con người.