Mở đầu
Hoạt động Mở đầu:
1. Tế bào vi khẩu và tế bào bạch cầu (hình 7.1) thuộc loại tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?
2. So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này.
Trả lời:1. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ còn tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực.
2. So sánh kích thước và cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
- Giống nhau: Đều được cấu tạo từ 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
- Khác nhau:

I. Tế bào nhân sơ
Câu hỏi 1 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 7 (trang 39): Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào?Trả lời:
– Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới khởi sinh.
+ Giới khởi sinh còn được gọi với tên Monera, có cấu tạo chủ yếu là các tế bào nhân sơ với kích thước hiển vi từ 1 – 3
+ Giới khởi sinh xuất hiện cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất trên trái đất và đã từng là loài chiếm được thế mạnh lớn nhưng nó lại được tiến hóa theo một nhánh riêng biệt.
Luyện tập 1 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 7 (trang 39): Quan sát hình 7.2 và nêu tên các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với từng vai trò sau:
a) Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.
b) Mang thông tin di truyền
c) Bộ máy tổng hợp protein

Các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với từng vai trò như sau:
+ Thành tế bào: bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài
+ Vùng nhân: mang thông tin di truyền
+ Ribosome: bộ máy tổng hợp protein
Câu hỏi 2 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 7 (trang 39): Tế bào chất của tế bào nhân sơ chứa những thành phần nào?
Trả lời:
* Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa những thành phần là:
– Ribosome: loại nhỏ 70S, là bộ máy tổng hợp protein.
– Plasmid: có ở nhiều tế bào vi khuẩn, là một hoặc một số phân tử DNA vòng, nhỏ chứa một số gene hỗ trợ cho sự sinh trưởng của vi khuẩn như gene kháng kháng sinh.
– Các hạt và thể vùi có chức năng dự trữ đường, lipid.
II. Tế bào nhân thực
Câu hỏi 3 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 7 (trang 40): Quan sát các hình 7.2 và 7.3, nêu những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Trả lời:
Những điểm giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
- Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.
– Đều có những đặc điểm chung của tế bào:
+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.
+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.
+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.
+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.
Luyện tập 2 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 7 (trang 40): Quan sát hình 7.3 và lập bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật

Lời giải:
– Điểm giống nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:
+ Đều là tế bào nhân thực, được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (nhân hoàn chỉnh có màng nhân bao bọc).
+ Tế bào chất đều được xoang hóa nhờ hệ thống nội màng.
+ Có cấu trúc phức tạp, đều có hệ thống các bào quan có màng và không có màng gồm nhân, ti thể, lưới nội chất, bộ máy Golgi, không bào, peroxisome, ribosome.
– Điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:

Lời giải:
– Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật:
+ Sinh vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào): Sinh vật mà cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản.
+ Sinh vật đa bào: là những sinh vật mà cơ thể có hơn một tế bào, trái ngược với sinh vật đơn bào. Tất cả động vật, thực vật có phôi, đa số nấm, cũng như nhiều loài tảo (động vật, thực vật và nấm…)
Luyện tập 4 SGK Sinh 10 Cánh Diều Bài 7 (trang 41): Lập bảng phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực về các đặc điểm như: kích thước, thành tế bào, nhân, DNA (dạng vòng hay không vòng), bào quan có màng,… theo gợi ý bảng 7.1

Lời giải:

Lời giải:
– Thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này là do tế bào thực vật có lục lạp (đây là bào quan thực hiện quang hợp) hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, động vật không có bào quan lục lạp nên sẽ không có khả năng quang hợp.