Mở đầu SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 4 (trang 101): Khoáng sản được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng là tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta mà em biết. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam có đặc điểm chung gì?
Trả lời:
- Một số khoáng sản ở Việt Nam: than, dầu khí, sắt, aptatit, đá vôi,…
- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ.
+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.
I. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản
Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 4 (trang 101): Đọc thông tin và quan sát hình 4.1 hãy:
- Trình bày các đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta?
- Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
Trả lời:
- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.
+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.
- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng là do:
+ Kết quả của quá trình địa chất kéo dài.
+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
II. Đặc điểm phân bố tài nguyên khoáng sản
Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 4 (trang 103): Đọc thông tin và quan sát hình 4.1 hãy:
- Trình bày đặc điểm phân bố khoáng sản ở Việt Nam.
- Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
Trả lời:
- Đặc điểm phân bố khoáng sản ở Việt Nam:
+ Than đá: Tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở bế than Quảng Ninh.
+ Dầu mỏ và khí tự nhiên: Tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dấu quy đối, phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.
+ Bô-xít: Tống trữ lượng khoảng 9,6 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,...), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,...).
+ Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),... và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
+ A-pa-tít: Tống trữ lượng khoảng 2 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Lào Cai.
+ Ti-tan: Tổng trữ lượng khoảng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Đá vôi: Tổng trữ lượng lên đến 8 tỉ tấn, phản bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Nguyên nhân: Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.
+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.
+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.
III. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 4 (trang 104): Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy trình bày vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
Trả lời:
- Nước ta có nguồn tài nguyên khoảng sản khá phong phú, đa dạng, gồm: khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại. Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, bô-xít,... là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.
- Nhiều mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống. Tuy nhiên, khai thác và sử dụng khoáng sản còn chưa hợp lí, nhiều nơi công nghệ khai thác còn lạc hậu,... gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. Một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt.
Ví dụ:
(1) Hiện nay, con người cần tiêu thụ rất nhiều năng lượng thông qua các phương tiện trên đường, thiết bị điện tử trong nhà, các hoạt động giải trí. Mức tiêu thụ ngày càng tăng đã dẫn đến nhu cầu cao đối với nhiên liệu hóa thạch và sản xuất năng lượng, các tài nguyên thiên nhiên đã được sử dụng quá mức dẫn đến sự cạn kiệt.
(2) Việc khai thác cát trái phép trên sông Lô
- Nhiều năm qua, sông Lô đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang là một trong nhiều điểm nóng về tình trạng khai thác cát trái phép.
- Tình trạng khai thác cát trái phép không chỉ gây thất thoát lớn tài nguyên của quốc gia mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của cư dân, ví dụ như: gây tình trạng sụt lún, thiệt hại đến hoa mùa; gây mất an ninh trật tự trong khu vực,…
- Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều biện pháp cứng rắn nhằm xử lý quyết liệt tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên lòng sông Lô.
Luyện tập
Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 4 (trang 104): Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở ghi bài.
Trả lời:
Vận dụng
Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 4 (trang 104): Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu và giới thiệu về một loại khoáng sản ở nước ta (trữ lượng, vấn đề môi trường liên quan đến việc khai thác và sử dụng khoáng sản đó…)
- Nhiệm vụ 2. Hãy tìm hiểu về Luật khoáng sản của Việt Nam.
Trả lời:
* Nhiệm vụ 1
Khai thác khoáng sản: A-pa-tit (Lào Cai)
- Thông tin cơ bản
Quặng a-pa-tit ở Lào Cai là một loại quặng photphat có nguồn gốc trầm tích biển. Nó được hình thành từ quặng photphat ban đầu, sau chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ tạo ra quặng a-pa-tit-dolomit. Khu vực tỉnh Lào Cai của Việt Nam là nơi có trữ lượng lớn loại quặng này. Hoạt động khai thác ở đây phát triển mạnh mẽ, với các mỏ có kích thước lớn và phân bổ rộng khắp khu vực.
Mỏ a-pa-tit ở Lào Cai được chia thành 8 tầng theo mặt cắt địa chất, với quặng chủ yếu nằm ở các tầng 4, 5, 6 và 7. Đặc điểm này tạo ra nhiều loại quặng a-pa-tit khác nhau, từ loại I đến loại IV. Đất đá thải từ quá trình khai thác cũng được sử dụng lại cho việc khai thác quặng a-pa-tit khác.
- Thực trạng khai thác
Quặng a-pa-tit Lào Cai là thành phần chính của ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở Việt Nam, do đó hoạt động khai thác quặng này rất quan trọng. Lợi thế về nguồn nguyên liệu đã được tận dụng để tăng giá trị và giải quyết vấn đề việc làm và thu ngân sách. Số lượng mỏ khai thác tăng dần, nâng cao sản lượng và thu ngân sách. Công nghệ tuyển nổi quặng đã được áp dụng để sản xuất quặng có hàm lượng P2O5 cao hơn 30%, phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất phân bón và hoá chất. Tuy nhiên, hoạt động khai thác vẫn còn một số hạn chế như không tuân thủ đầy đủ thiết kế mỏ, an toàn lao động chưa được đảm bảo, tổn thất tài nguyên lớn và ô nhiễm môi trường. Để giải quyết những hạn chế này, các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã tăng cường quản lý và thực hiện các biện pháp để cải thiện hoạt động khai thác. Kết quả là việc khai thác đã đi vào nề nếp và ổn định hơn, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.