Giải Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Mở đầu SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7 (trang 114): Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông ở nước ta có sự phụ thuộc chặt chẽ vào địa hình và khí hậu. Vậy mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta có đặc điểm gì? Hệ thống hồ, đầu và nước ngầm ở nước ta có vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt?

Trả lời:

* Đặc điểm của mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta

- Đặc điểm mạng lưới sông:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Hướng: Tây bắc- đông nam và hướng vòng cung. Ngoài ra, một số sông còn chảy theo hướng tây-đông hoặc đông-tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

+ Sông có lượng phù sa lớn với tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Chế độ nước sông có 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn.

* Vai trò của hệ thống hồ, đầm và nước ngầm:

- Hệ thống hồ, đầm:

+ Cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng trồng trọt và chăn nuôi.

+ Phục vụ đời sống hằng ngày.

+ Điều hòa khí hậu: Điều tiết nước, không khí mát mẻ hơn.

- Nước ngầm:

+ Cung cấp nước cho các ngành sản xuất công nghiệp.

+ Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt các thành phố lớn, đông dân cư.

+ Khai thác phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

I. Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông

1. Đặc điểm mạng lưới sông

Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7 (trang 116): Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy phân tích đặc điểm mạng lưới sông ở nước ta.

Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Trả lời:

- Mạng lưới sông dày đặc:

+ Nước ta có 2360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên.

+ Mật độ sông: 0,66 km/km2 . Trung bình cứ 20km lại có một cửa sông.

+ Sông của nước ta nhỏ, ngắn và dốc do lãnh thổ hẹp ngang và địa hình dốc.

- Hướng:

+ Sông có 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Ngoài ra, còn có một số sông chảy theo hướng tây - đông và đông tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

- Chế độ nước sông: Có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn

+ Mùa lũ tương ứng mùa mưa, kéo dài 4-5 tháng; chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn tương ứng mùa khô, kéo dài 7-8 tháng; chiếm 20-30% lượng nước cả năm.

- Sông có lượng phù sa lớn:

+ Khoảng 200 triệu tấn/năm. Nguyên nhân do mưa lớn và tập trung vào mùa mưa và địa hình đồi núi.

+ Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được mở rộng nhanh về phía biển khoảng 80-100m/năm.

2. Chế độ nước của một số hệ thống sông lớn

Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7 (trang 118): Đọc thông tin, quan sát hình 7.1 và dựa vào bảng 7, hãy:

- Xác định lưu vực của các sông lớn nước ta

- Phân tích chế độ nước của các hệ thống sông: Hồng, Thu Bồn và Cửu Long

Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Trả lời:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước sông:

+ Thu Bồn: mùa mưa thường diễn ra vào cuối tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng Giêng đến tháng 8 hàng năm.Vào mùa mưa, lượng mưa trong lưu vực sông Thu Bồn trung bình hàng năm chiếm tới 65-85% tổng lượng mưa cả năm cho nên lũ lụt cũng thường xảy ra trong thời gian này. trong khi mùa khô lượng mưa chỉ đạt từ 20-35%.lượng mưa đạt tới 40-50% tổng lượng mưa cả năm nên sông cạn nước

+ Đồng Nai: Mùa lũ: Ở lưu vực sông Đồng Nai, đại bộ phận các sông suối, mùa lũ thường bắt đầu vào khoảng tháng VI-VII, nghĩa là xuất hiện sau mùa mưa từ 1 đến 2 tháng do tổn thất sau một mùa khô khắc nghiệt và kết thúc vào tháng XI, kéo dài 5-6 tháng.Mùa kiệt: Thường bắt đầu vào khoảng tháng XII và kéo dài đến tháng V, VI năm sau, khoảng 6-7 tháng. Dòng chảy kiệt ở lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai khá nhỏ do mùa khô kéo dài và rất ít mưa.

II. Hồ, đầm

Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7 (trang 118): Đọc thông tin và quan sát hình 7.4, hãy phân tích vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt của con người ở nước ta.

Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Trả lời:

* Vai trò của nước sông, hồ đối với sản xuất và sinh hoạt:

- Đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đấm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đầm Thị Nại (Bình Định), hồ thuỷ điện Hoà Bình,...

+ Công nghiệp: Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, laly,...) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...

+ Dịch vụ: Một số hồ, đám thông với các sông, biến có giá trị về giao thông. Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng (Gia Lai), hồ Ba Bế (Bắc Kạn),...

- Đối với sinh hoạt:

+ Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn.

+ Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.

III. Nước ngầm

Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7 (trang 119): Đọc thông tin, hãy phân tích vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt của con người nước ta.

Trả lời:

- Nguồn nước ngầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt:

+ Cung cấp nước cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Cung cấp nước sinh hoạt rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người, đặc biệt là ở các thành phố lớn, đông dân cư.

+ Nguồn nước ngầm là nước khoáng, nước nóng ở nhiều địa phương có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nên có thể khai thác để phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh,...

IV. Tầm quan trọng của cuệc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông

Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7 (trang 120): Đọc thông tin và quan sát hình 7.5, hãy lấy ví dụ chứng ming tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông của nước ta.

Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Trả lời:

- Ở lưu vực sông Hồng có các hồ chứa nước được xây dựng với nhiều mục đích: phát triển thuỷ điện, giao thông đường thuỷ, du lịch, cung cấp nước cho sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng và đánh bát thuỷ sản,...) và sinh hoạt,... Các hồ chứa nước này góp phần quan trọng vào việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng, đồng thời bảo vệ tài nguyên nước trước nguy cơ suy giảm về chất lượng và số lượng.

Luyện tập

Câu hỏi 1 SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7 (trang 120): Hãy trình bày mối quan hệ giữa chế độ mưa và chế độ nước của một hệ thống sông lớn ở nước ta.

Trả lời:

- Chế độ nước sông có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn

+ Mùa lũ tương ứng mùa mưa, kéo dài 4-5 tháng; chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn tương ứng mùa khô, kéo dài 7-8 tháng; chiếm 20-30% lượng nước cả năm.

Câu hỏi 2 SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7 (trang 120): Hãy lập sơ đồ thể hiện đặc điểm mạng lưới sông ngoài ở nước ta.

Trả lời:

Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Vận dụng

Câu hỏi SGK Địa lí 8 Cánh Diều Bài 7 (trang 120): Hãy kể tên và trình bày vai trò của một hồ tự nhiên hoặc hồ nhân tạo mà em biết ở địa phương em hoặc ở nước ta

Trả lời:

- Ví dụ: Hồ Tây (Thành phố Hà Nội)

- Vai trò:

+ Điều hòa khí hậu làm cho khí hậu mát mẻ hơn, điều tiết nước.

+ Phát triển du lịch tham quan.