Giải Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Mở đầu

Câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 176): Khi nghe một bài hát, chúng ta có thể phân biệt được âm thanh trầm, bổng. Hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan nào giúp chúng ta tiếp nhận, phân biệt được cao độ của âm thanh?

Trả lời:

- Chúng ta có thể tiếp nhận âm thanh khi nghe một bài hát, phân biệt được âm thanh trầm, bổng nhờ hoạt động của cơ quan thính giác gồm: tai, các dây thần kinh và não bộ.

1. Hệ thần kinh

Câu hỏi 1 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 176): Quan sát Hình 41.1, hoàn thành sơ đồ mô tả các bộ phận của hệ thần kinh sau:

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Trả lời:

* Sơ đồ mô tả các bộ phận của hệ thần kinh:

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Luyện tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 176): Nếu hệ thần kinh bị tổn thương sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ thể?

Trả lời:

- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi với những thay đổi của môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài cơ thể

→ Nếu hệ thần kinh bị tổn thương thì sẽ dẫn đến những rối loạn về sức khỏe và hoạt động của cơ thể, khiến cơ thể không thể thực hiện các chức năng sống một cách bình thường.

Câu hỏi 2 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 177): Nếu các thành mạch dẫn máu lưu thông lên não bị xơ cứng (Hình 41.2) thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Trả lời:

- Nếu các thành mạch dẫn máu lưu thông lên não bị xơ cứng thì có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu não gây ra các triệu chứng như giảm thị lực, chóng mặt, đau đầu,…

Câu hỏi 3 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 177): Tại sao không nên làm việc quá sức, thức quá khuya?

Trả lời:

- Không nên làm việc quá sức, thức quá khuya vì: Làm việc quá sức, thức quá khuya khiến cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng hồi phục của hệ thần kinh. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể, làm giảm khả năng tập trung, năng suất làm việc hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn giấc ngủ,…

Câu hỏi 4 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 177): Kể tên một số chất gây nghiện. Cho biết tác hại của chúng đối với hệ thần kinh.

Trả lời:

* Một số chất gây nghiện và tác hại của chúng đối với hệ thần kinh:

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Luyện tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 177): Nêu các thói quen tốt mà em đã thực hiện để bảo vệ hệ thần kinh.

Trả lời:

* Các thói quen tốt mà em đã thực hiện để bảo vệ hệ thần kinh:

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, ăn uống đủ chất.

- Không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện gây hại cho hệ thần kinh.

- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức.

- Giữ tinh thần vui vẻ, suy nghĩ tích cực.

- Khám sức khỏe định kì.

Vận dụng SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 177): Thiết kế một sản phẩm (áp phích, video clip,…) để tuyên truyền về tác hại các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh.

Trả lời:

* Gợi ý áp phích tuyên truyền về tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh:

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

2. Các giác quan

Câu hỏi 5 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 178): Quan sát Hình 41.3, hãy kể tên các bộ phận cấu tạo trong của cầu mắt.

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Trả lời:

- Các bộ phận cấu tạo trong của cầu mắt gồm: màng giác, thủy dịch, lỗ đồng tử, thủy tinh thể, dịch thủy tinh, võng mạc, điểm vàng, điểm mù, dây thần kinh thị giác.

Câu hỏi 6 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 178): Quan sát Hình 41.4, trình bày quá trình thu nhận ánh sáng diễn ra ở mắt.

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Trả lời:

- Quá trình thu nhận ánh sáng diễn ra ở mắt: Ánh sáng đi từ vật qua màng giác, thủy dịch, đồng tử, thủy tinh thể và hội tụ ở võng mạc (màng lưới), tác động lên tế bào thụ cảm ánh sáng, gây hưng phấn cho các tế bào này. Xung thần kinh từ tế bào thụ cảm ánh sáng theo dây thần kinh thị giác lên trung khu thị giác tới não và cho ta cảm nhận về hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật.

Câu hỏi 7 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 179): Quan sát Hình 41.5 và Bảng 41.1, hãy:

- Kể tên một số tật khúc xạ ở mắt. Cho biết sự khác nhau giữa các tật đó.

- Nêu một số thói quen không tốt trong trường học có thể gây ra tật cận thị.

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Trả lời:

- Một số tật khúc xạ ở mắt gồm: tật cận thị, viễn thị và loạn thị. Sự khác nhau giữa các tật đó:

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

- Một số thói quen không tốt trong trường học có thể gây ra tật cận thị:

+ Không giữ đúng khoảng cách khi đọc, viết,…

+ Học tập trong môi trường ánh sáng yếu.

+ Thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử (ti vi, máy tính) trong thời gian dài, xem với khoảng cách quá gần.

Câu hỏi 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 179): Trình bày một số cách phòng, chống các bệnh về mắt bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Luyện tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 179): Khi bị đau mắt đỏ, em nên làm gì để tránh lây nhiễm cho người khác?

Trả lời:

* Biện pháp phòng tránh lây nhiễm khi bị đau mắt đỏ:

- Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, chậu rửa mặt, kính mắt, khẩu trang,…

- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với người khác: cần được nghỉ học/nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng.

Vận dụng SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 179): Vì sao không nên xem ti vi với khoảng cách quá gần (khoảng cách từ mắt đến ti vi dưới 2 m)?

Trả lời:

- Không nên xem ti vi với khoảng cách quá gần (khoảng cách từ mắt đến ti vi dưới 2 m) vì khi xem ti vi với khoảng cách quá gần, mắt phải liên tục điều tiết để nhìn rõ hình ảnh, gây áp lực cho mắt, tần số chớp mắt giảm đi, có thể dẫn đến khô mắt, mỏi mắt; hoa mắt, đau đầu; tăng nguy cơ mắc các tật về mắt như cận thị và các vấn đề sức khỏe khác.

Câu hỏi 9 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 180): Dựa vào thông tin Hình 18.2 ở trang 90, hãy liệt kê các bộ phận cấu tạo của tai và xác định các bộ phận thuộc tai ngoài, tai giữa, tai trong.

Trả lời:

- Các bộ phận cấu tạo của tai gồm: vành tai, ống tai, màng nhĩ, chuỗi xương tai, vòi nhĩ, ốc tai chứa cơ quan thụ cảm âm thanh.

- Các bộ phận thuộc tai ngoài gồm vành tai và ống tai; tai giữa có màng nhĩ, chuỗi xương tai và vòi nhĩ; tai trong gồm ốc tai chứa cơ quan thụ cảm âm thanh.

Câu hỏi 10 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 180): Mô tả sự di chuyển của sóng âm qua các bộ phận của tai.

Trả lời:

- Sự di chuyển của sóng âm qua các bộ phận của tai: Sóng âm thanh từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai và làm rung màng nhĩ. Khi sóng âm đến màng nhĩ, làm cho màng nhĩ rung động. Các rung động truyền qua chuỗi xương tai đến ốc tai. Các tế bào thần kinh cảm giác trong ốc tai chuyển đổi các rung động ngày thành các xung thần kinh, sau đó, truyền về não bộ và cho ta nhận biết âm thanh.

Câu hỏi 11 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 180): Trình bày một số cách phòng, chống các bệnh về tai bằng cách hoàn thành bảng sau:

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Luyện tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 (trang 180): Vì sao ta có thể xác định được âm thanh phát ra từ hướng nào?

Trả lời:

- Chúng ta có thể xác định được âm thanh phát ra từ hướng nào vì: Âm thanh sẽ làm cho không khí dao động cơ học, dẫn đến các luồng sóng được tạo thành. Những luồng sóng này sẽ lan truyền tiếp tục ở trong không khí và tác động đến cả hai màng nhĩ. Hai màng nhĩ sẽ đón nhận sóng âm thanh từ nguồn âm thanh phát ra theo đúng nhịp điệu.

- Theo đó, màng nhĩ ở bên nào thì sẽ đón nhận được tác động và âm thanh phát ra từ bên đó trước. Tác động này sẽ truyền về não bộ thông qua các dây thần kinh thính giác để não bộ thực hiện phân tích, chỉ huy cơ thể phản xạ lại. Vì thế, chúng ta sẽ nhận biết được âm thanh phát từ từ bên trái hay bên phải, trước hoặc sau.