Giải SGK Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

1. Bảo vệ môi trường nước

Câu hỏi (trang 106) Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Trả lời:

Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:

- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.

=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Bảo vệ môi trường nước:

+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…

⇒ Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất.

2. Bảo vệ môi trường không khí

Câu hỏi (trang 107) Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Quan sát hình 3.2 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó?

- Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.

Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Trả lời:

- Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005: Tỉ lệ các chất gây ô nhiễm đều giảm. Giảm nhanh nhất là khí SO2, giảm chậm nhất là khí NH2

- Giải thích: Vì châu Âu đã triển khai các biện pháp để làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.

- Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu: Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ; Làm sạch khí thải công nghiệp; Xây dựng các khu phát thải thấp ở thành phố; Phát triển nông nghiệp sinh thái; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.

3. Bảo vệ đa dạng sinh học

Câu hỏi (trang 108) Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.

Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Trả lời:

* Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu:

- Vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với châu Âu:

+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, sản xuất đồ dân dụng,...

+ Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành thủy sản.

- Hiện trạng: Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, vấn đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,… đã làm suy giảm đa dạng sinh học, nhiều loại động, thực vật bị sụt giảm về số lượng.

- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản.

+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.

+ Xây dựng vành đai xanh quanh đô thị.

+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…

=> Nhờ các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trên mà rừng ở châu Âu ngày càng mở rộng (chiếm khoảng 25% tổng diện tích rừng thế giới, năm 2020), nhiều loài sinh vật được bảo tồn.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 (trang 108) Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Em hãy liệt kê các biện pháp bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và đa dạng sinh học ở châu Âu vào bảng theo mẫu sau:

Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Trả lời:

Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Vận dụng 2 (trang 108) Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Học sinh lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Sưu tầm các nguồn tư liệu về xu hướng gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Âu và chia sẻ với các bạn.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về một hoạt động bảo vệ môi trường (nước, không khí hoặc đa dạng sinh học) ở địa phương em.

Trả lời:

- Nhiệm vụ 1: Tư liệu về xu hướng gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Âu:

Châu Âu là một trong khu vực đi đầu trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng sử xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nguồn năng lượng sạch. Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở châu Ậu liên tục phát triển nhanh những năm gần đây, 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng 11% so với cùng kỳ 2019, góp phần tạo ra 40% tổng sản lượng điện cho 27 quốc gia trong khu vực.

Với quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hướng đi ngành năng lượng, châu Âu đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học lên 60% vào năm 2030, và tăng cường công suất điện gió ngoài khơi lên gấp 25 lần vào năm 2050, để đạt mục tiêu trung hòa khí thải các bon năm 2050.

Để đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch “Năng lượng sạch cho toàn châu Âu”, cuối năm 2018 các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đã thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về gói đầu tư trị giá 873 triệu euro cho các dự án lớn của châu Âu về cơ sở hạ tầng năng lượng sạch, bao gồm 17 dự án. Trong đó, 680 triệu euro đầu tư cho 8 dự án thuộc lĩnh vực điện và193 triệu euro cho 9 dự án khác liên quan tới khí đốt.

Các dự án liên quan tới lĩnh vực năng lượng tái tạo này sẽ đẩy mạnh liên kết và tăng cường an ninh cho mạng lưới năng lượng trên toàn châu Âu. Theo đó, các nước châu Âu sẽ nhanh chóng chuyển đổi sang nền kinh tế có mức độ thải khí các-bon thấp, an toàn sức khỏe cho người dân và góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp. Liên minh năng lượng sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của EC nhằm chuyển đổi châu Âu sang một nền kinh tế sạch, hiện đại và bền vững.

- Nhiệm vụ 2: báo cáo ngắn về một hoạt động bảo vệ môi trường (nước, không khí hoặc đa dạng sinh học) ở địa phương

Hoạt động bảo vệ môi trường không khí ở TP. Hà Nội

Hiện nay, TP. Hà Nội xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố; hiện tượng nghịch nhiệt…

Để bảo vệ môi trường không khí, thành phố đã triển khai các biện pháp:

- Lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ.

- Ban hành một số văn bản hướng dẫn và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

- Đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân,…