I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km², là cầu nối giữa Á, Âu, Phi, tiếp giáp nhiều biển và vịnh lớn. Đây cũng là khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn nhất thế giới.
- Địa hình: Chủ yếu là núi và sơn nguyên, đồng bằng ít và tập trung ven biển. Đồng bằng Lưỡng Hà có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp.
- Khí hậu: Khô hạn, nóng bậc nhất thế giới. Lượng mưa phân bố không đồng đều, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.
- Sông ngòi: Sông ít nước, ngắn, nguồn cung chủ yếu từ tuyết tan trên núi cao. Hai sông lớn nhất là Ti-grơ và Ơ-phrát, cung cấp nước cho sản xuất.
- Biển và tài nguyên: Giúp Tây Nam Á giao thương mạnh với châu Âu và châu Á. Khoáng sản phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.
II. Dân cư và xã hội
- Dân số: Khoảng 402,5 triệu người (năm 2020), tốc độ gia tăng dân số tự nhiên gần 1,6%, dân cư phân bố không đều.
- Thành phần dân tộc: Chủ yếu là người Ả-rập, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái,... Đô thị hóa phát triển mạnh, nhiều đô thị lớn có tỷ lệ dân thành thị trên 70%.
- Văn hóa – xã hội: Tây Nam Á có nền văn hóa mang những nét đặc thù riêng, nhiều nước có mức sống cao nhưng vẫn còn chênh lệch giữa các quốc gia.
- Tôn giáo: Là trung tâm của nhiều tôn giáo lớn như Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo.
- Xung đột: Khu vực vẫn gặp nhiều bất ổn về biên giới, sắc tộc và tôn giáo, ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội.
III. Tình tình phát triển kinh tế
- Trước đây: Chủ yếu dựa vào nông nghiệp, buôn bán nhỏ và thủ công.
- Hiện tại: Công nghiệp khai thác và xuất khẩu dầu mỏ là động lực chính của nền kinh tế.
+ GDP: Năm 2020 đạt hơn 3.000 tỷ USD, chênh lệch lớn giữa các nước. Một số quốc gia có GDP/người rất cao như Israel, UAE.
+ Trong cơ cấu kinh tế:
(+) Dịch vụ: Chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu nhờ thương mại, giao thông vận tải.
(+) Công nghiệp: Chủ yếu là khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên.
(+) Nông nghiệp: Đóng góp thấp do điều kiện tự nhiên khó khăn.
(+) Định hướng phát triển: Nhiều nước đang đầu tư vào công nghệ, đổi mới chính sách để giảm phụ thuộc vào dầu mỏ.