I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lí
- Mỹ La-tinh là khu vực rộng lớn thuộc châu Mỹ, có diện tích khoảng 20 triệu km², bao gồm Trung Mỹ, Nam Mỹ và các quần đảo trong biển Ca-ri-bê.
- Vị trí địa lý trải dài từ vĩ độ 33°B đến 54°N, giáp Hoa Kỳ ở phía bắc, Đại Tây Dương ở phía đông, Thái Bình Dương ở phía tây và Nam Đại Dương ở phía nam.
- Nằm trên tuyến đường biển quan trọng qua kênh đào Panama, đồng thời vùng ven biển phía tây thuộc “vành đai lửa Thái Bình Dương”.
* Ảnh hưởng:
- Thuận lợi: Thiên nhiên đa dạng, điều kiện thuận lợi cho kinh tế biển, nông nghiệp nhiệt đới và giao lưu văn hóa.
- Hạn chế: Chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và đất:
+ Chủ yếu là các đồng bằng màu mỡ (A-ma-dôn, La-pla-ta, Pam-pa) thuận lợi cho nông nghiệp và chăn nuôi.
+ Sơn nguyên có đất ba-dan (Bra-xin, Guy-a-na) phù hợp với cây công nghiệp.
+ Dãy núi trẻ cao ở phía tây, nhiều khoáng sản, nhưng giao thông gặp khó khăn.
- Khí hậu:
+ Đa dạng do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, gồm khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt và khô hạn.
+ Một số nơi như hoang mạc A-ta-ca-ma có khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Thiên tai phổ biến ở Trung Mỹ và Ca-ri-bê, như bão nhiệt đới, lũ lụt.
- Sông, hồ:
+ Có nhiều hệ thống sông lớn như A-ma-dôn, Pa-ra-na, Ô-ri-nô-cô, mang giá trị về thủy điện, giao thông và du lịch.
+ Một số hồ quan trọng: Ni-ca-ra-gua, Ti-ti-ca-ca, hỗ trợ điều tiết nước và giao thông.
- Biển:
+ Mỹ La-tinh có vùng biển rộng lớn, thuận lợi cho nghề cá, du lịch và khai thác dầu khí.
=> Tuy nhiên, đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và khai thác tài nguyên quá mức.
- Sinh vật:
+ Diện tích rừng lớn nhất thế giới, có nhiều kiểu rừng khác nhau.
+ Động vật phong phú với nhiều loài đặc hữu như vẹt Nam Mỹ, trăn Nam Mỹ.
+ Tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức.
- Khoáng sản:
+ Mỹ La-tinh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn về sắt, đồng, dầu mỏ, khí đốt, vàng, bạc, than đá…
+ Khai thác khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nhưng dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
II. Đô thị hóa và một số vấn đề về dân cư, xã hội
1. Đô thị hóa
- Đặc điểm:
+ Mỹ La-tinh có mức độ đô thị hóa cao, với tỉ lệ dân thành thị đạt 80,1% (năm 2020).
+ Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là U-ru-goay (95,5%).
+ Ba đô thị đông dân nhất khu vực: Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu người), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu người), Xao Pao-lô (22 triệu người).
- Ảnh hưởng:
+ Đô thị hóa thúc đẩy việc làm, tăng thu nhập, thay đổi bộ mặt đô thị và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này không đi kèm công nghiệp hóa, dẫn đến thất nghiệp, nghèo đói và ô nhiễm môi trường đô thị.
2. Dân cư
- Quy mô dân số:
+ Mỹ La-tinh đông dân, đạt 652,3 triệu người (2020).
+ Chênh lệch dân số giữa các quốc gia lớn, với Bra-xin và Mê-hi-cô đông dân nhất.
- Cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu dân số trẻ, với 67,2% dân số trong độ tuổi lao động. Điều này mang lại nguồn lao động dồi dào nhưng cũng gây áp lực về việc làm và đời sống.
- Thành phần dân cư:
+ Đa dạng với các nhóm: người bản địa (Anh-điêng), người gốc châu Âu, Phi, Á và lai.
+ Sự đa dạng tạo nên nền văn hóa độc đáo nhưng cũng gây khó khăn về ngôn ngữ, nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo.
- Mật độ dân số:
+ Trung bình 33 người/km² (2020), nhưng phân bố không đều.
+ Dân cư tập trung ở eo đất Trung Mỹ, ven Đại Tây Dương, hạ lưu sông.
+ Các vùng núi cao, đầm lầy, khô hạn phía tây dân cư thưa thớt. Điều này ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và phát triển kinh tế.
3. Xã hội
- Văn hóa:
+ Mỹ La-tinh có nền văn hóa phong phú nhờ sự hòa quyện giữa văn hóa bản địa và nhập cư.
+ Các nền văn hóa nổi tiếng: May-a, In-ca, A-dơ-tếch, để lại nhiều di tích lịch sử.
+ Lễ hội là nét đặc trưng hấp dẫn của văn hóa khu vực.
III. Kinh tế
1. Tình hình phát triển kinh tế
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Mỹ La-tinh hiện nay chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển.
- GDP toàn khu vực còn thấp, năm 2020 đạt hơn 4700 tỉ USD, chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới. GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự chênh lệch rất lớn.
+ Bra-xin và Mê-hi-cô là hai quốc gia có quy mô GDP trên 1.000 tỉ USD;
+ Một số quốc gia có GDP thấp, chỉ vài trăm triệu USD như: Đô-mi-ni-ca-na, Xanh Kít và Nê-vít...
- Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nhìn chung còn thấp và không đều.
- Mỹ La-tinh có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới. Nhiều nước có tỉ lệ này ở mức trên 40 - 50%.
2. Các ngành kinh tế nổi bật
+ Ngành công nghiệp chủ yếu là khai khoáng (dầu khí, bạc, đồng, than đá,..), điện tử - tin học, luyện kim,... Những quốc gia có ngành công nghiệp phát triển trong khu vực là: Bra-xin, Mê-hi-cô, Chi-lê, Ác-hen-ti-na,...
+ Nông nghiệp là thế mạnh của các quốc gia ở Mỹ La-tinh. Một số mặt hàng xuất khẩu chính là: cà phê, ca cao, chuối, đậu nành, thịt bò,... Ngoài ra, khai thác thuỷ sản cũng được phát triển ở nhiều nước.
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, chiếm khoảng 60 % GDP năm 2020.