1. Bối cảnh lịch sử
- Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập với lãnh thổ rộng lớn, kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng nhưng bộ máy chính quyền thiếu thống nhất.
- Triều đình trung ương chỉ kiểm soát một phần lãnh thổ, còn lại giao cho Bắc Thành và Gia Định Thành, đứng đầu là Tổng trấn.
- An ninh - xã hội bất ổn
=> Sau khi lên ngôi, nhằm xây dựng một hệ thống chính quyền quy củ và hiệu quả hơn, Minh Mạng từng bước tiến hành những chính sách cải cách lớn.
2. Nội dung cải cách
a) Bộ máy chính quyền trung ương
- Hoàn thiện bộ máy hành chính với Viện Cơ mật, Nội các, Đô sát viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự.
- Ba cơ quan quan trọng:
+ Nội các (1829): Phụ trách hành chính, văn bản, ấn tín.
+ Đô sát viện (1832): Giám sát quan lại, kiểm tra pháp luật.
+ Cơ mật viện (1834): Tư vấn chiến lược quốc phòng, an ninh, kinh tế.
+ Quyền lực tập trung vào vua, tăng cường giám sát với hệ thống Lục khoa và Giám sát ngự sử 16 đạo.
+ Chuyên môn hóa văn bản hành chính, chặt chẽ hơn trong xét xử, giải quyết kiện tụng.
b) Bộ máy chính quyền địa phương
- Xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành (1831 - 1832), thay bằng 30 tỉnh trực thuộc triều đình.
- Tổ chức hành chính chặt chẽ từ tỉnh đến xã, bố trí quan lại theo diện tích, dân số, mức độ phát triển.
- Vùng dân tộc thiểu số:
+ Đặt lưu quan người Kinh thay thế thổ quan, bãi bỏ quyền thế tập của tù trưởng.
+ Đổi bản, sách, động thành xã.
+ Ban hành chế độ hồi tị để hạn chế quan lại cấu kết bè phái.
3. Kết quả, ý nghĩa
a) Kết quả
- Hành chính cả nước được thống nhất, quyền lực hoàng đế được tăng cường.
- Bộ máy chính quyền vận hành hiệu quả, có cơ chế giám sát chặt chẽ.
- An ninh - xã hội cải thiện, tổ chức cai trị trở nên hiệu quả hơn.
b) Ý nghĩa
- Khẳng định tài năng, tâm huyết của Minh Mạng trong việc tổ chức bộ máy nhà nước.
- Đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỷ sau.
- Để lại di sản quan trọng trong nền hành chính hiện đại, đặc biệt là phân cấp tỉnh - huyện - xã.