Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

1. Bối cảnh lịch sử

- Chính trị: Triều Trần suy yếu từ năm 1358, vua Trần Dụ Tông ăn chơi hưởng lạc, gian thần lũng đoạn triều đình. Quý tộc mất kỉ cương, phép nước. Chiêm Thành thường xuyên tấn công phía nam, nhà Minh gây sức ép ở phía bắc.

- Kinh tế - xã hội: Nhiều thiên tai, mất mùa, đói kém liên tục xảy ra. Quý tộc chiếm đất, nông dân khổ cực, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa như của Ngô Bệ (1344 - 1360), Phạm Sư Ôn (1390). Hồ Quý Ly trở thành đại thần, từng bước tiến hành cải cách.

2. Nội dung cải cách

a) Chính trị

- Tổ chức chính quyền: Điều chỉnh đơn vị hành chính, tăng giám sát quan lại, khoa cử trở thành phương thức tuyển chọn chính.

- Luật pháp: Ban hành hình luật mới.

- Quân đội: Tuyển binh quy mô lớn, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia, cải tiến vũ khí.

b) Kinh tế - xã hội

- Năm 1396, in và phát hành tiền giấy “Thông báo hội sao”. Cấm và thu hết tiền đồng đổi sang tiền giấy.

- Năm 1397, ban hành chính sách hạn điền: hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân; quy định mức sở hữu tối đa về ruộng đất.

- Năm 1398, lập sổ ruộng trên cả nước nhằm xóa bỏ tình trạng che giấu, gian dối về ruộng đất.

- Năm 1401, ban hành chính sách hạn nô (quy định: chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định); đồng thời kiểm soát hộ tịch trên cả nước.

- Năm 1402, điều chỉnh thuế khóa, tăng thuế ruộng, hạ thuế bãi dâu và thu theo hạng đất…

- Các chính sách khác: Kiểm soát hộ tịch, thống nhất đo lường, mở rộng giao thông, lập kho “Thường bình” ổn định giá lúa gạo.

c) Văn hóa

- Về tư tưởng, đề cao Nho giáo trên cơ sở có phê phán, chọn lọc; từng bước đưa Nho giáo trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị và đời sống cung đình.

- Về tôn giáo, hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo và Đạo giáo, bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, 50 tuổi trở lên phải trải qua kì sát hạch, nếu không đạt phải hoàn tục làm dân thường.

- Về chữ viết, đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Nôm, biên soạn sách chữ Nôm giải thích về Kinh Thi để dạy hậu phi và cung nhân.

- Về giáo dục, chú trọng giáo dục, chủ trương mở rộng hệ thống trường học, bổ sung chức học quan ở các địa phương, ban cấp ruộng đất cho trường học.

- Về khoa cử, sửa đổi nội dung các khoa thì, quy định chặt chẽ phương thức thi, bổ sung nội dung thi viết và làm tính, định lệ thi Hương và thi Hội theo định kì.

3. Kết quả, ý nghĩa

a) Kết quả

- Chính trị: Xây dựng thể chế quân chủ tập quyền, tăng cường sức mạnh nhà nước.

- Kinh tế - xã hội: Giảm tình trạng chiếm đoạt đất đai, nô tì bắt đầu được giải phóng, tăng nguồn thu nhà nước.

- Văn hóa: Nho giáo giữ vai trò chủ đạo, giáo dục và khoa cử phát triển.

b) Ý nghĩa

- Thể hiện tinh thần tự cường, cải cách để củng cố đất nước.

- Để lại bài học quý báu về quản lý nhà nước.