Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

- Giữa thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản và cải cách diễn ra ở nhiều nước như Italia, Đức, Nga, Mỹ, giúp củng cố và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản giành thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều quốc gia, đánh dấu sự xác lập chính thức của chủ nghĩa tư bản.

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a) Chủ nghĩa đế quốc và xâm lược thuộc địa

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản bước vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, mở rộng quyền lực bằng cách xâm lược thuộc địa.

- Thuộc địa đóng vai trò quan trọng, cung cấp nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ và nguồn lợi nhuận khổng lồ.

- Các khu vực bị xâm lược:

+ Châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).

+ Châu Phi: Bị thực dân phương Tây chia cắt, hoàn tất quá trình xâm lược vào đầu thế kỉ XX.

+ Mỹ Latinh: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từng cai trị, nhưng đến đầu thế kỉ XIX, khu vực này giành được độc lập.

b) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Các nước độc lập như Mỹ Latinh, Nhật Bản, Xiêm cũng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống kinh tế thế giới.

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

- Các hình thức độc quyền tiêu biểu: Các-ten, Xanh-đi-ca (Đức, Pháp), Tờ-rớt (Mỹ).

- Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

+ Tập trung sản xuất và tư bản ở mức độ cao.

+ Hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản.

+ Hình thành liên minh độc quyền quốc tế.

+ Các nước tư bản phân chia thế giới.

3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

a) Khái niệm

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với những đặc điểm mới so với năm đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đã nêu lên ở đầu thế kỉ XX.

- Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, là:

+ Độc quyền nhà nước.

+ Có sức sản xuất phát triển cao.

+ Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

+ Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.

b) Tiềm năng và thách thức

- Tiềm năng:

+ Trình độ sản xuất phát triển vượt bậc.

+ Kinh nghiệm quản lý tốt, pháp chế vững mạnh.

+ Khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cao.

+ Toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện phát triển.

- Thách thức:

+ Bất bình đẳng xã hội gia tăng.

+ Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tồn tại.

+ Xói mòn nền dân chủ tư sản.

+ Tiềm ẩn khủng hoảng toàn cầu (tài chính, môi trường,…).