Câu hỏi: Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu 1945 xảy ra ở Việt Nam?
Trả lời:
Nạn đói bùng phát từ khoảng tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, diễn ra trên quy mô rộng khắp 32 tỉnh miền Bắc (từ Quảng Trị trở ra). Hơn 2 triệu đồng bào dân tộc ta đã phải bỏ mạng trong thảm họa ấy, riêng ở Thái Bình, Nam Định, số người chết vì đói đã xấp xỉ 500.000 người, chiếm khoảng 25% dân số của nước ta.
Dưới sự áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp và phát xít Nhật, cùng với ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa người dân Việt Nam đã phải chịu đựng nạn đói khủng khiếp. Để chống lại cái đói, cái chết kề cận, họ ăn từ rau dại, đến củ chuối, vỏ cây, giết trâu bò, chó mèo; dân chài thì ăn cả củ nâu, cá chết.
Khi không còn gì ăn thì họ ngồi chờ chết, cái chết đến từ từ, thảm khốc, dày vò cả thể xác lẫn tinh thần. Cái đói khiến tình người đứt đoạn, cha bỏ con, chồng bỏ vợ,.. đi xin ăn không được thì cướp giật. Ở các vùng quê, hàng ngàn hộ gia đình chết cả nhà, nhiều dòng họ chỉ còn một vài người sống sót
Nạn đói năm 1945 được ví là “sự hủy diệt khủng khiếp nhất” trong lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng so sánh nó với tổn thất của cuộc chiến tranh Pháp- Đức, Người viết “Nạn đói kém nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ, trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chỉ chết 1 triệu người, nước Đức chỉ chết chừng 3 triệu người. Thế mà, nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ ta đã chết hơn 2 triệu người…” (Trích Hồ Chủ Tịch hô hào chống nạn đói năm 1945).
------------------------------------
>>> Xem đầy đủ: Soạn bài Vợ nhặt - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức