Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi các nhân vật

Câu hỏi: Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi các nhân vật 

Trả lời:

– Điểm nhìn: nhà văn miêu tả nhân vật Tràng một cách chân thực, gần như không gọt giũa gì. Ông giới thiệu Tràng là người nghèo khổ, có ngoại hình rất thô kệch, xấu xí, tính tình ngờ nghệch, vô tư, làm nghề đẩy xe bò thuê nuôi mẹ già. Qua đó giúp người đọc phần nào hình dung được ngoại hình, cũng như hoàn cảnh khốn khó của nhân vật Tràng.

=> Ban đầu, nhà văn miêu tả nhân vật Tràng chỉ qua vẻ bề ngoài cũng như hoàn cảnh sống, càng về sau, bằng cách khai thác điểm nhìn bên trong, Kim Lân đã khai thác sâu hơn, cho độc giả thấy suy nghĩ, tâm trạng của Tràng nhất là sau khi đã có vợ.

– Lời kể:

+ Lời người kể chuyện và lời của các nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng như: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật (Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ”), lời nhại (có khối cơm trắng mấy giò đấy), lời độc thoại nội tâm (Người ta có gặp bước khó…. có vợ được), ..

- Giọng điệu:

+ Gần gũi, giản dị, thân thuộc mang đậm vẻ chất phác, sự chân thành của người nông dân Việt Nam xưa; Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng đã được tác giả chắt lọc kĩ lưỡng, tạo nên sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ…”

------------------------------------

>>> Xem đầy đủ bài soạn: Vợ nhặt - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức