Câu hỏi: Nhận xét về điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ở đoạn kết truyện ngắn khi Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến lần cuối và phản ứng của dân làng Vũ Đại về cái chết của hai nhân vật này. Theo bạn, cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
* Nhận xét về điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ở đoạn kết của tác phẩm:
– Điểm nhìn: Có sự thay đổi, xen kẽ linh hoạt giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại. Với vai trò là một người kể chuyện, chứng kiến toàn bộ diễn biến cũng như hiểu rõ tâm lý của mỗi nhân vật, tác giả đã chuyển mình thành giọng điệu của người dân làng Vũ Đại. Trước sự việc vừa xảy ra, ai cũng có những suy nghĩ của riêng mình, họ bàn tán xôn xao cùng loạt sắc thái và những cung bậc cảm xúc khác nhau.
– Giọng điệu trần thuật: tự nhiên, sinh động gần gũi, dễ hiểu, ngôn ngữ đa thanh đặc sắc. Nhà văn sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. Qua đó khắc họa rõ nét sự thay đổi trong tâm sinh lý của Chí Phèo từ con quỷ dữ làng Vũ Đại nay muốn trở về làm người bình thường, kiếm tìm hạnh phúc, khát khao yêu thương.
* Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:
+ Cái chết của Chí Phèo không chỉ là một cái chết đơn thuần, đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân bị tha hóa đã có sự thức tỉnh về quyền sống, quyết vùng lên đấu tranh.
+ Chí Phèo chết để tự giải thoát cho bản thân và cho những người cùng cảnh ngộ bị áp bức, hành động tự tử của hắn tuy manh động, tự phát nhưng đó không phải là hành động lưu manh.
+ Cái chết của Chí thật đáng thương, qua đó đã thể hiện được sự đứng lên phản kháng của con người dưới đáy xã hội đối với chế độ thực dân nửa phong kiến tàn ác đã bóc lột, đẩy họ đến bước đường cùng. Một xã hội thối nát không cho con người ta có cơ hội được sửa sai, được trở về với cuộc sống lương thiện.
+ Bi kịch của một kiếp người lầm đường lạc lối đã bị tước mất tư cách làm người, bị đọa đày vào u mê, lầm lỗi.
+ Đây là chi tiết nghệ thuật độc đáo, một cái kết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, đồng thời qua đó nhà văn Nam Cao cũng thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của mình: trong xã hội xưa, tình trạng xung đột giữa các tầng lớp, giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, điều đó chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.
-----------------------------------------
>>> Xem đầy đủ Bài soạn: Chí Phèo - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức