Giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Mở đầu (trang 10) GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Em cùng các bạn chơi trò chơi “Tiếp sức”: Các thành viên của mỗi đội lần lượt nếu một câu thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trả lời:

Một số câu thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông, chia sẻ:

- Thương người như thể thương thân.

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- Lá lành đùm lá rách.

- Yêu nhau chín bỏ làm mười.

- Nhường cơm, sẻ áp.

- Chia ngọt, sẻ bùi.

1. Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Hãy đọc câu chuyện, quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.

GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi (trang 11) GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2:

a) Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện "Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ" và những bức tranh trên.

b) Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành vi đó?

c) Em hãy kể tên một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Trả lời:

a. Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.

- Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

b. Ở bức tranh thứ 3, hành vi từ chối đi thăm bạn ốm chưa thể hiện được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

=> Qua hành động đó, em nghĩ chúng ta cần phải luôn quan tâm đến bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.

c. Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

- Giúp đỡ cụ già đi qua đường;

- Giảng bài cho những bạn chưa hiểu.

- Ủng hộ quấn áo ấm cho trẻ em vùng cao;

- Hỏi thăm khi bạn có chuyện buồn.

2. Tìm hiểu ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi (trang 12) GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2:

a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại điều gì?

b) Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Trả lời:

a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã  giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗi buồn để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn; các mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

b) Theo em, chúng ta phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì:

- Trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh.

- Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần chúng ta đồng cảm và chia sẻ. Chính vì thế mà thời đại này, có những người có tấm lòng đồng cảm và biết chia sẻ và cũng có những người họ thờ ơ với những người xung quanh. 

Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 12) GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm,cảm thông và chia sẻ .

b) Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm,cảm thông và chia sẻ .

c) Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ chỉ cần tặng quà là đủ.

d) Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ,hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.

Trả lời:

a) Em không tán thành vì ai cũng cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tuy nhiên, những người gặp khó khăn cần nhiều hơn.

b) Em không tán thành vì dù họ không đề nghị (có thể vì ngại ngần, có thể vì họ sợ làm phiền người khác) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Bên cạnh đó, nếu mình cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì cũng nên có lời đề nghị người khác giúp đỡ.

c) Em không tán thành vì tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ còn cần cả những lời nói, cử chỉ ân cần để thể hiện tấm lòng thật sự quan tâm, biết nghĩ đến người khác.

d) Em tán thành vì đó chính là ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Luyện tập 2 (trang 13) GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:

a) Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H rất ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.

b) Thấy hoàn cảnh bác hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.

c) Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì, … Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: “Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?”. K đáp: "Nhà V ở cạnh nhà mình, V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn."

d) Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T định dừng lại can ngăn nhưng A kéo tay bảo “Thôi...".

Trả lời:

- Hành vi của H (trong trường hợp a) không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, H nên thường xuyên gọi điện hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm đối với ông bà mình.

- Hành vi của M (trong trường hợp b) đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì M đã biết quan tâm và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bác hàng xóm.

- Hành vi của K (trong trường hợp c) đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì K đã biết suy nghĩ đến cảm xúc của bạn, nên K đã rất khéo léo trong ứng xử.

- Hành vi của A ((trong trường hợp d) thể hiện sự không quan tâm, không muốn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Đây là một hành vi không tốt.

Luyện tập 3 (trang 13) GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống dưới đây:

a) Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: "Sẽ có người khác giúp em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học".

b) Hoàn cảnh gia đình của H rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. H tâm sự với em và muốn em không nói với ai.

c) Mặc dù rất muốn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không có điều kiện vật chất.

Trả lời:

a) Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: "Sẽ có người khác giúp em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học".

- Cách 1: Dỗ cho em bé nín khóc, dẫn em đến địa điểm gần nhất như trụ sở công an, uỷ ban nhân dân xã/phường,... nhờ giúp đỡ. Sau đó đến trường trình bày với thầy, cô giáo về việc vừa xảy ra.

- Cách 2: Dẫn em bé đến trường, gửi ở phòng bảo vệ, nói với bác bảo vệ và thầy, cô giáo để có cách giúp em bé.

- Cách 3: Gọi điện/tìm người lớn thân quen giúp đỡ em bé,...

b) Hoàn cảnh gia đình của H rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. H tâm sự với em và muốn em không nói với ai.

- Cách 1: An ủi, động viên bạn và nói với thầy, cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn để bạn yên tâm học tập.

- Cách 2: Nói với lớp trưởng để cùng có giải pháp giúp bạn,...

c) Mặc dù rất muốn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không có điều kiện vật chất.

- Nếu không có điều kiện vật chất để giúp bạn, em vẫn có thể giúp bạn bằng cách động viên, an ủi, lắng nghe, chia sẻ buồn vui cùng bạn.

Luyện tập 4 (trang 13) GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào?

Hãy chia sẻ theo gợi ý dưới đây:

GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Trả lời:

GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Vận dụng

Vận dụng 1 (trang 13) GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Tham khảo câu chuyện:

10 năm cõng bạn đi học

+ Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh (cùng ngụ thôn 1, xã Đồng Thắng, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) vẫn được người dân địa phương, thầy cô và bạn bè thán phục, ví như câu truyện cổ tích giữa đời thường.

+ Suốt 10 năm qua, không kể ngày mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh.

+ Giờ đây, đôi bạn thân này lại sắp cùng nhau bước vào giảng đường đại học. 

- Bài học rút ra từ câu truyện: luôn yêu thương, sẻ chia, cảm thông và giúp đỡ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Vận dụng 2 (trang 13) GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2: Em hãy tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn và lập kế hoạch giúp đỡ bạn đó.

Gợi ý:

- Kế hoạch giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn

- Họ tên bạn cần giúp đỡ: Bạn A là hàng xóm ở ngay cạnh nhà em.

- Những khó khăn của bạn: Bạn A không có bố mẹ, bạn ở với bà. Hằng ngày sau giờ học bạn A phải đi thu lượm đồng nát để phụ bà kiếm tiền nên bạn A không có thời gian học bài, vì vậy mà thành tích học tập của bạn rất kém.

- Những việc em có thể giúp: Em sẽ cùng các bạn trong lớp gom quỹ để giúp đỡ bạn A không cần phải đi thu lượm đồng nát kiếm tiền nữa. Và hằng ngày sau giờ học, em sẽ sang nhà bạn A để cùng học bài với bạn, giúp đỡ bạn những môn bạn còn kém.