Giải Giáo dục công dân 9 Cánh Diều Bài 2: Khoan dung

Mở đầu: Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.

Trả lời:

Thương nhau chín bỏ làm mười.

→ Ý nghĩa: Khi đã thương nhau thì sẵn sàng bỏ qua, châm chước cho những lỗi lầm của người còn lại. Thay vì giận hờn trách móc, chúng ta có thể vun vén mà tha thứ cho nhau.

Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.

→ Ý nghĩa: Trẻ con đều rất đáng yêu vì vậy hãy yêu thương, khoan dung với những đứa trẻ như những đứa con ruột thịt của mình.

Bàn tay có ngón dài ngón ngắn.

​​​​​​​​​​​​​​→ Ý nghĩa: Tất cả các câu thành ngữ, tục ngữ trên đều có ý muốn nói cùng một loại có cái này thế này thế kia, con cùng một gia đình có đứa hư đứa ngoan, trong tập thể có kẻ xấu người tốt,... Vậy nên đừng so sánh và đánh đồng tất cả với nhau. Hãy khoan dung, độ lượng với những sai sót, lỗi lầm của người khác.

1. Khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

Câu hỏi 1: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1. “Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi là một áng thiên cổ hùng văn không chỉ cho thấy một trang sử hào hùng của dân tộc mà còn mang đến cảm nhận sâu sắc về truyền thống khoan dung của cha ông ta:

“Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.

Tướng giặc bị cầm tù, như hồ đói vẫy đuôi xin cứu mạng,

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiểu sinh.

Mã Ki, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc;

Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Họ đã tham sống sợ chết, mà hoà hiểu thực lòng,

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức".

(Theo Bùi Văn Nguyên (Chủ biên) (2000), Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 64)

Thông tin 2. Trong “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”.

(Theo Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4 (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 10-11)

a. Em hãy nêu việc làm của nhân dân ta trong những thông tin trên và cho biết ý nghĩa của những việc làm đỏ.

b. Em hãy xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung.

Trả lời:

a. Những việc làm của nhân dân ta

Thông tin 1:

- Tha cho các tướng giặc bị cầm tù, không giết hại họ dù họ đã từng là kẻ thù hung bạo

- Nguyễn Trãi cho Mã Ki và Phương Chính năm trăm chiếc thuyền để ra đến biển

- Vương Thông và Mã Anh được cấp vài nghìn cỗ ngựa để về nước an toàn

Thông tin 2:

- Việt Minh kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật dù trước đó Pháp đã thẳng tay khủng bố Việt Minh

- Việt Minh giúp nhiều người Pháp chạy qua biên giới, cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3

Ý nghĩa của những việc làm đó

- Thể hiện tinh thần của những việc làm đó

- Tạo nền tảng hòa bình, ổn định lâu dài

- Tôn trọng nhân phẩm và quyền sống của con người

b. Xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung.

- Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ.

- Biểu hiện của khoan dung:

+ Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

+ Tha thứ cho chính mình.

+ Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

2. Thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung

Câu hỏi 2: Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Bạn K đã được cả nhóm giao nhiệm vụ xây dựng bài thuyết trình. Tuy nhiên, do chủ quan và thiếu sự chuẩn bị kĩ lưỡng, bài thuyết trình của K không tốt và bị phê bình. K cảm thấy có lỗi với nhóm và tự trách mình đã không hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao.

Giải Giáo dục công dân 9 Cánh Diều Bài 2: Khoan dung

Trường hợp 2. T và H từng là bạn thân của nhau. Một lần, T đã vô tình gây ra lỗi với H. Hối hận vì lỗi lầm của mình, T đã sửa chữa và nhiều lần xin lỗi H nhưng H vẫn không chấp nhận

Giải Giáo dục công dân 9 Cánh Diều Bài 2: Khoan dung

a. Dựa vào những biểu hiện của khoan dung, em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp trên. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?

b. Từ hai trường hợp trên, em hãy nêu các việc làm thể hiện lòng khoan dung và những việc làm chưa khoan dung của bản thân

Trả lời:

a.

- Trường 1: Thể hiện sự khoan dung, khi các bạn học sinh đã sẵn sàng tha thứ cho K khi K nhận ra lỗi lầm của mình

- Trường hợp 2: H thể hiện sự không khoan dung khi còn giữ định kiến, cố chấp mà không tha thứ cho T

b. Ví dụ thể hiện sự khoan dung: tha thứ cho bạn bè khi bạn đã chủ động xin lỗi mình. Ngược lại, nếu như không tha thứ mà còn tỏ thái độ không hay với bạn thì đó là biểu hiện của không khoan dung

Luyện tập

Luyện tập 1: Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Khoan dung là tha thứ cho mọi lỗi lầm của người khác.

B. Khoan dung không chỉ là tha thứ cho người khác mà còn là tha thứ cho chính mình.

C. Không bao giờ phê bình người khác là biểu hiện của khoan dung.

D. Khoan dung là tha thứ cho người khác ngay cả khi họ không biết hối hận.

E. Đối lập với khoan dung là hẹp hòi, ích kỉ.

Lời giải:

- Đồng tình với các ý kiến: b) e). Vì:

+ Biểu hiện của khoan dung là: Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm; Tha thứ cho chính mình; Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

+ Đối lập với khoan dung là hẹp hòi, ích kỉ.

- Không đồng tình với các ý kiến: a), c), d). Vì:

+ Chúng ta chỉ nên khoan dung, tha thứ cho người khác, khi họ nhận thức được sai lầm của bản thân và có thái độ, hành động sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó.

+ Trước những lỗi sai, thiếu sót của người khác, chúng ta nên phê bình, góp ý với tinh thần xây dựng.

Luyện tập 2: Em hãy xử lí các tinh huống dưới dây:

a. Bố mẹ giao cho V nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày nhưng V thường xuyên mải chơi quên việc. Dù bố mẹ đã nhắc nhiều lần nhưng V vẫn không thay đổi. Một lần, có khách dến chơi nhà, V chợt nhận thấy bố mẹ rất ngượng với khách khi nhà cửa bừa bộn.

b. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đối. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hổi lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.

Lời giải:

a. Bố mẹ V nên ngồi lại nói chuyện với con, chỉ ra mặt lợi – mặt hại như nào để V hiểu được trách nhiệm của bản thân, không nên cáu gắt, quát mắng

b. Hàng xóm nên chấp nhận lời xin lỗi của bà A và xem xét quá trình sửa lỗi của bà A, không nên cư xử lạnh nhạt, thờ ơ.

Luyện tập 3: Có ý kiến cho rằng, sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người. Từ những hiểu biết của em về khoan dung, em hãy thuyết trình về ý kiến trên và lấy ví dụ thực tế để chứng minh.

Lời giải:

     Có ý kiến cho rằng, sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người. Vậy, lòng nhân ái và bao dung là gì? Lòng nhân ái là tình yêu thương, sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau giữa con người. Bao dung là sự tha thứ, chấp nhận và bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Khi kết hợp lại, lòng nhân ái và bao dung tạo nên một sức mạnh vô cùng lớn lao trong việc xây dựng mối quan hệ, hòa giải và cải thiện bản thân mỗi người. Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung thể hiện qua nhiều khía cạnh. Thứ nhất, nó tạo ra một môi trường tích cực, nơi mọi người cảm thấy an tâm, không bị áp lực bởi sự phán xét. Điều này khuyến khích họ thừa nhận lỗi lầm và nỗ lực cải thiện bản thân. Thứ hai, lòng nhân ái và bao dung khơi gợi lòng tự trọng và trách nhiệm. Sự bao dung không chỉ đơn thuần là tha thứ, mà còn là một cách nhắc nhở người khác về giá trị của họ và khuyến khích họ sống đúng với những giá trị đó. Khi được tha thứ, con người cảm thấy biết ơn và có động lực để không tái phạm. Thứ ba, lòng nhân ái và bao dung thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Nó giúp con người học hỏi từ sai lầm và trưởng thành, thay vì bị ám ảnh bởi lỗi lầm trong quá khứ, họ có thể tập trung vào việc phát triển những phẩm chất tốt đẹp và cải thiện hành vi. Ví dụ thực tế minh chứng cho sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung là câu chuyện của Nelson Mandela. Nelson Mandela, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Khi trở thành Tổng thống, ông đã không chọn cách trả thù, mà thay vào đó, ông đã áp dụng lòng nhân ái và bao dung để hòa giải dân tộc. Chính sự bao dung của Mandela đã giúp Nam Phi chuyển từ một đất nước đầy chia rẽ thành một quốc gia đoàn kết và phát triển. Một ví dụ khác là các trung tâm hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho những người từng phạm tội. Bằng cách cung cấp các chương trình giáo dục, hỗ trợ tâm lý và việc làm, các trung tâm này giúp họ cảm thấy được chấp nhận và có cơ hội làm lại cuộc đời. Rất nhiều người đã vượt qua được quá khứ lỗi lầm của mình và trở thành những công dân có ích cho xã hội. Lòng nhân ái và sự bao dung không chỉ là những phẩm chất đạo đức cao quý, mà còn là những công cụ mạnh mẽ để cảm hóa và thay đổi con người. Chúng ta hãy cùng nhau học cách bao dung, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người đều có cơ hội sửa sai và phát triển. Chính vì vậy, lòng nhân ái và bao dung không chỉ mang lại lợi ích cho người nhận, mà còn tạo ra một môi trường xã hội tích cực và phát triển.

Luyện tập 4: Em hãy kể lại một vài tinh huống mà em đã thể hiện lòng khoan dung với mọi người và với chính bản thân em.

Tình huống:

- Bạn A vô tình quên lịch hẹn đi chơi với em nên em đã rất buồn. Chúng em đã không nói chuyện với nhau cho đến khi bạn A chủ động xin lỗi em.

Vận dụng

Vận dụng 1: Em hãy sưu tầm một câu chuyện về sự khoan dung và chia sẻ điều em có thể học tập, vận dụng cho bản thân từ câu chuyện đó.

Tham khảo: Câu truyện 4 viên kẹo từ thầy hiệu trưởng

     Một ngày nọ, thầy hiệu trưởng nhìn thấy một cậu bé đánh bạn cùng lớp của mình, ông đã ngăn cản và yêu cầu bạn ấy đến văn phòng để trao đổi. Khi hiệu trưởng trở lại văn phòng, cậu bé đã đợi sẵn ở đó. Ông lấy một viên kẹo đưa cho cậu bé: “Đây là để thưởng con vì con đã đến văn phòng trước thầy”. Sau đó, thầy lại lấy viên kẹo thứ 2: “Cái này cho con, vì khi thầy ngăn con đã dừng lại ngay lập tức, đó là tôn trọng thầy”. Cậu bé nghi ngờ cầm lấy, thầy lại nói: "Theo thầy biết thì con đánh bạn cùng lớp vì bạn ấy bắt nạt bạn nữ. Điều đó cho thấy con có ý thức công bằng, thưởng cho con 1 viên kẹo nữa". Lúc này, cậu bé khóc và nói: “Hiệu trưởng, con sai rồi. Dù các bạn trong lớp có sai thế nào, con cũng không nên đánh bạn”. Thầy lại lấy ra một viên kẹo khác: “Con đã nhận lỗi rồi, thầy thưởng thêm 1 viên kẹo nữa, giờ thì thầy hết kẹo rồi và chúng ta có thể dừng cuộc trò chuyện ở đây nhé!".

* Điều em có thể học hỏi được:

- Luôn giữ thái độ bình tĩnh, không sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.

- Cần khoan dung, tha thứ cho người khác khi họ nhận thức và có hành động sửa chữa sai lầm.

Vận dụng 2: Em hãy viết một lá thư khuyên bạn/người thân khi biết bạn/người thân vẫn còn day dứt về việc mắc lỗi của họ

Lời giải:

Hà Nội, ngày … tháng … năm ….

Nga thân mến!

Mình hy vọng khi nhận được lá thư này, bạn vẫn khỏe mạnh và bình an. Mình viết thư này bởi vì mình biết bạn vẫn đang day dứt về lỗi lầm đã xảy ra. Mình muốn chia sẻ một vài suy nghĩ và hy vọng rằng chúng sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Trước hết, mình muốn nói rằng ai trong chúng ta cũng có lúc mắc lỗi. Điều quan trọng không phải là chúng ta đã phạm sai lầm, mà là cách chúng ta đối mặt và học hỏi từ chúng. Mình tin rằng, chính những sai lầm đó sẽ giúp chúng ta trưởng thành và trở nên tốt hơn. Hãy nhớ rằng, không có ai là hoàn hảo. Mỗi người đều có những lúc lầm lỗi và quan trọng là chúng ta biết thừa nhận và sửa chữa. Mình rất khâm phục bạn vì đã nhận ra lỗi lầm của mình và đang nỗ lực để cải thiện. Điều đó chứng tỏ bạn có một tâm hồn cao đẹp và một trái tim biết suy nghĩ. Đừng để quá khứ giam cầm bạn trong sự hối tiếc và tự trách. Hãy nhìn về phía trước và nghĩ đến những điều tốt đẹp mà bạn có thể làm. Mình tin rằng, bạn có thể biến những sai lầm thành những bài học quý giá, giúp bạn trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Nếu bạn cảm thấy cần nói chuyện hoặc cần sự hỗ trợ, mình luôn ở đây để lắng nghe và chia sẻ. Chúng ta không cần phải tự mình đối diện với mọi khó khăn. Bạn có mình và rất nhiều người yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ. Hãy học cách khoan dung với chính bản thân mình. Tha thứ cho chính mình là bước đầu tiên để bạn có thể bước tiếp và làm nhiều điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Hãy tự nhủ rằng bạn đang làm hết sức mình để sửa chữa và phát triển. Mình tin tưởng vào bạn và biết rằng bạn sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Hãy nhớ rằng, mình luôn ở bên cạnh bạn.

Thân mến,

Huy