Mở đầu
Mở đầu SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 38): Sắp tới, nhà trường tổ chức Hội thao môn học giáo dục quốc phòng và an ninh. Bạn Hùng được cử tham gia thi nội dung “Thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK”. Theo em, bạn Hùng nên chuẩn bị những gì?Trả lời:
- Theo em, bạn Hùng nên:
+ Tìm hiểu về tính năng, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK
+ Thực hành thuần thục kĩ năng tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK
I. Súng bộ binh
1. Giới thiệu một số loại súng bộ binh
Khám phá 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 38): Súng bộ binh được dùng để trang bị cho đối tượng nào?Trả lời:
- Súng bộ binh là súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh
Khám phá 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 38): Súng trường CKC và súng tiểu liên AK có điểm nào giống nhau?
Trả lời:
- Điểm giống nhau:
+ Là súng bộ binh, được trang bị cho từng người.
+ Là loại súng nòng dài.
+ Dùng hỏa lực để tiêu diệt địch, có thể dùng lê và báng súng để đánh gần.
- Khác nhau
+ Súng CKC: là loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một
+ Súng tiểu liên AK: là loại súng tự động và bán tự động; vừa bắn được phát một vừa bắn được liên thanh.
2. Súng tiểu liên AK
Khám phá 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 39): Em hãy nêu tính năng của súng tiểu liên AK.Trả lời:
- Sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất và đạn kiểu 1956 (K56) do Trung Quốc, Việt Nam và một số nước sản xuất; sử dụng được các loại đầu đạn: đầu đạn thường (có lõi thép), đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên đạn.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm:
+ Thước ngắm ghi từ số 1 đến số 8, tương ứng với cự li bắn từ 100 m đến 800 m trên thực địa.
+ Tầm bắn hiệu quả: 400 m; hoả lực tập trung bắn mục tiêu mặt đất, mặt nước: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù: 500 m.
+ Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm: 350 m, đối với mục tiêu người chạy: 525 m.
- Tốc độ ban đầu của đầu đạn: 710 m/s.
- Tốc độ bắn: 40 phát phút khi bắn phát một, 100 phát phút khi bắn liên thanh.
- Khối lượng của súng: 3,8 kg; khi lắp đủ 30 viên đạn, khối lượng súng tăng 0,5 kg.
Khám phá 4 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 39): Em hãy quan sát hình 6.2, hình 6.3 và cho biết súng tiểu liên AK có bao nhiêu bộ phận chính? Nêu tên các bộ phận đó.

- Súng tiểu liên AK gồm 11 bộ phận chính: nòng súng; bộ phận ngắm (gồm đầu ngắm và thước ngắm); hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng, bệ khóa nòng và thoi đẩy, khoá nòng; bộ phận cỏ; bộ phận đẩy về, ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay; báng súng và tay cầm; hộp tiếp đạn; lê.
- Ngoài các bộ phận chính, súng tiểu liên AK còn có phụ tùng (ống đựng, cái vặn vít, chổi lông, tống chốt,...), thông nòng, dây súng.
Khám phá 5 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 40): Em hãy nêu nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK.
Trả lời:
- Nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK:
+ Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ. Thả tay kéo bệ khóa nòng, lò xo đẩy về giãn ra đẩy bệ khóa nòng và khoá nòng về phía trước, đưa viên đạn thứ nhất vào buồng đạn.
+ Bóp cò, búa đập vào đuôi kim hỏa, kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng, thuốc phóng chảy sinh ra khi thuốc có áp suất lớn đẩy đầu đạn chuyển động trong nòng súng.
+ Khi đầu đạn chuyển động qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ trích khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy, đẩy bệ khoá nòng và khóa nòng lùi, đồng thời hất vỏ đạn ra ngoài.
+ Khi bệ khóa nòng và khoá nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về giãn ra, đẩy bệ khóa nòng và khoá nòng về phía trước, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.
Khám phá 6 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 41): Tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK phải tuân thủ quy tắc nào?
Trả lời:
- Quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK:
+ Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo súng.
+ Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để thảo, lắp. Trước khi tháo súng phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện cần thiết (bàn, bạt, chiếu, ni lông,...) để tháo, lắp và đặt các bộ phận.
+ Trước khi tháo súng phải kiểm tra, khám súng.
+ Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác; nếu vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.
Luyện tập 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 43): Tại sao khi tháo súng, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự từ phải qua trái?
Lời giải:
- Khi tháo súng tiểu liên AK, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự từ phải qua trái nhằm mục đích: thuận tiện trong việc lắp súng; tránh bị tình trạng lắp sai hoặc thiếu các bộ phận của súng.
Luyện tập 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 45): Tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK:
- Cá nhân tự thực hiện
- Thực hiện theo nhóm: một người thực hiện; những người còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.
Gợi ý:
- Học sinh tự thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
Vận dụng SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 45): Hội thao “Thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK”.
Gợi ý:
- Học sinh tự thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
II. Thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
1. Thuốc nổ
Khám phá 7 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 45): Thuốc nổ là gì?Trả lời:
- Thuốc nổ là chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ
Khám phá 8 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 45): Em hãy so sánh tính năng, tác dụng của thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4
Trả lời:
- Điểm giống nhau:
+ Về tính năng: đạn súng trường bắn xuyên qua không cháy, không nổ; đốt khó cháy; gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
+ Về tác dụng: dùng để làm lượng nổ
- Điểm khác nhau:

Khám phá 9 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 46): Em hãy nêu cấu tạo, tính năng, tác dụng của kíp thường, nụ xùy và dây cháy chậm
Trả lời:
- Kíp thường
+ Cấu tạo: Các bộ phận chính của kíp thường là: vỏ kíp; mắt ngỗng; bát kim loại; thuốc gây nổ và thuốc nổ mạnh. Kíp thường được phân ra 10 cỡ, từ cỡ số 1 đến cỡ số 10; cỡ số kíp càng lớn, thuốc càng nhiều, gây nổ càng mạnh.
+ Tính năng, tác dụng: Cảm ứng của kíp rất nhạy; nếu có va chạm, cọ xát, chấn động mạnh, vật nặng đè lên, tăng nhiệt độ hoặc chọc vào thuốc gây nổ (mắt ngỗng) đều có thể nổ. Kíp dùng gây nổ các khối thuốc nổ, dây nổ hoặc các trạm truyền nổ.
- Nụ xùy:
+ Cấu tạo: Các bộ phận chính của nụ xùy gồm: vỏ; gờ định vị dây cháy chậm; lỗ thoát khí; dây kim loại; bát kim loại chứa thuốc phát lửa; dây giật.
+ Tính năng, tác dụng: Nụ xùy phát lửa rất nhạy nhưng khi hút ẩm thì không phát lửa. Nụ xùy dùng để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm hoặc trực tiếp gây nổ kíp; thường sử dụng trong các tình huống chiến đấu, nhất là đêm tối, thời tiết mưa gió.
- Dây cháy chậm:
+ Cấu tạo: Các bộ phận chính của dây cháy chậm gồm: vỏ; lớp sợi; lõi thuốc đen và dây tim
+ Tính năng, tác dụng: Tốc độ cháy trung bình của dây cháy chậm trong không khí là 1 cm/s, nếu cháy dưới nước thì tốc độ nhanh hơn. Dây cháy chậm dùng để dẫn lửa gây nổ kíp. Để bảo đảm an toàn cho người đánh thuốc nổ, cần xác định chiều dài dây cháy chậm dựa vào tính năng, ý định, cách đánh và khoảng cách.
2. Vật cản
Khám phá 10 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 46): Vật cản là gì? Thế nào là vật cản tự nhiên, vật cản nhân tạo, vật cản nổ, vật cản không nổ?Trả lời:
- Vật cản là những vật thể, phương tiện do con người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương.
- Vật cản tự nhiên là vật cản có sẵn trong tự nhiên như sông, suối, rừng, núi, đầm lầy, sa mạc, thác nước....
- Vật cản nhân tạo là vật cản do con người tạo ra, gồm vật cản nổ và vật cản không nổ.
- Vật cản nổ là vật cản bằng mìn, lượng nổ để tiêu diệt địch, như: vật cản nổ chống tăng (mìn chống tăng, lượng nổ mạnh), vật cản nổ chống bộ binh (mìn chống bộ binh, lượng nổ nhỏ), thuỷ lôi,...
- Vật cản không nổ là vật cản như hàng rào thép gai, hàng rào cọc, hàng rào sừng hươu, hàng rào điện, hào, hố, vách đứng, vách hụt, ụ căn, lưới chống ngầm, lưới chống ngư lôi,...
Luyện tập 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 47): Điểm giống và khác nhau giữa vật cản nhân tạo và vũ khí tự tạo là gì?
Lời giải:
- Giống nhau:
+ Có cấu tạo và nguyên lí hoạt động đơn giản
+ Do con người tạo ra; dễ chế tạo bằng những phương pháp và phương tiện thủ công
- Khác nhau:

Vận dụng SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh diều Bài 6 (trang 47): Em hãy chuẩn bị và thuyết minh trước lớp về chủ đề: Một số hình ảnh về vũ khí tự tạo của Việt Nam
Gợi ý:
- Một số hình ảnh về vũ khí tự tạo của Việt Nam



Gợi ý:
Xin chào các bạn! Hôm nay, mình xin được thuyết minh về một số hình ảnh vũ khí tự tạo đầy sáng tạo và hiệu quả của nhân dân Việt Nam trong quá trình kháng chiến, cụ thể là chông gai – một vũ khí đơn giản nhưng đầy uy lực.
Chông gai là một trong những phương tiện phòng thủ hiệu quả được sử dụng phổ biến trong kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Chông thường được làm bằng tre, gỗ hoặc kim loại. Cấu tạo của chúng rất đơn giản, bao gồm những thanh tre hoặc gậy được gột nhọn ở đầu, có thể được tẩm độc để tăng độ sát thương.
Vũ khí này được bấy ra trên đường đi, giấu trong bụi rậm, hoặc che kín bằng lá khô trên mặt đất. Khi kẻ địch đi vào khu vực có chông gai, chúng sẽ bị xiên và gây thương tích, trở thành chướng ngại vật rất khó để vượt qua. Điều ấn tượng nhất chính là việc những vũ khí này được người dân làm ra bằng chính tài nguyên sẵn có, với trí tuệ và lòng yêu nước.
Chông gai không chỉ là một vũ khí thông thường mà còn là biểu tượng của tinh thần sáng tạo và tự cường của nhân dân Việt Nam. Mỗi cây chông, mỗi bọi gai giống như một lời nhắc về những năm tháng gian khổ nhưng kiên cường của dân tộc.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe! Mong rằng chúng ta sẽ gìn giữ và trân quý những bài học quý giá từ lịch sử.