Mở đầu (trang 5) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Các hình ảnh trong hình 1.1 gợi cho em về những cuộc đấu tranh nào của nhân dân ta để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975?
Trả lời:
- Các hình ảnh trong hình 1.1 gợi cho em về những cuộc đấu tranh sau:
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
+ Các hoạt động đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển, đảos
I. Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng
Câu hỏi 1 (trang 5) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Em hãy nêu bối cảnh và những nét chính của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc
Trả lời:
- Bối cảnh: Việt Nam - Cam-pu-chia là hai nước láng giềng hữu nghị và thân thiện, nhân dân sớm có quan hệ đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong lịch sử cũng như trong cuộc kháng chiến chiến thắng kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Cam-pu-chia ngày 17-4-1975 cũng là thắng lợi của tỉnh đoàn kết chiến đấu thuỷ chung, trong sáng giữa Việt Nam - Cam-pu-chia
- Những nét chính của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ Quốc:
+ Tháng 4-1975, tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary (Pôn Pốt lêng Xary) đã phản bội lại nhân dân Cam-pu-chia, thực hiện cải tạo xã hội theo mô hình cực đoan.
+ Ngày 30-4-1977, tập đoàn Pôn Pốt - lêng Xary phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, xâm phạm một số vùng lãnh thổ từ tỉnh Kiên Giang (Hà Tiên cũ) đến tỉnh Tây Ninh
+ Ngày 15-6-1978, Bộ Chính trị và Quân uy Trung ương quyết định phát động chiến tranh nhân dân, kiên quyết phản công và tiến công địch một cách chủ động, liên tục bằng mọi lực lượng.
+ Ngày 02-12- 1978, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia được thành lập.
+ Ngày 23-12-1978, tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xary mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta. Quân và dân ta tổng phản công đầy quân địch ra khỏi biên giới.
+ Ngày 07-01-1979, thủ đô Phnom Penh (Phnôm Pênh) hoàn toàn được giải phóng.
Câu hỏi 2 (trang 7) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam có những giá trị lịch sử gì? Vì sao thắng lợi của cuộc chiến tranh này đã mở ra thời kì mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia?
Trả lời:
- Giá trị lịch sử
+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam tiếp tục khẳng định tính đúng đắn, sáng suốt của đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ chính đáng của dân tộc Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xary, góp phần bảo vệ hoà bình trong khu vực và trên thế giới.
+ Thắng lợi của quân và dân Việt Nam đã đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Giải phóng nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, mở ra thời kì mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia.
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh này mở ra thời kì mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam- Campuchia, vì:
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ chính đáng của dân tộc Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt lêng Xary, góp phần hào về hoà bình trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, thắng lợi cuộc chiến giúp dân tộc Cam-pu-chua thoát khỏi hoạ diệt chúng, thể hiện tình thân đoàn kết quốc tế vô tư, trong sáng, thuy chung, chỉ nghĩa, chỉ tỉnh của nhân dân Việt Nam, mở thời là mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia.
Câu hỏi 3 (trang 8) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam đã đóng góp những gì vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam?
- Nhận thức, đánh giá đúng âm mưu, bản chất, thủ đoạn của đối tượng tác chiến; kịp thời phát động, tiến hành chiến tranh nhân dân tại chỗ rộng khắp.
- Kết hợp phòng ngự, phản công, tiến công; kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch; kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận.
- Tập trung lực lượng hợp lí, đủ mạnh trên các khu vực trọng điểm; nắm chắc thời cơ, chuyển hóa thế trận linh hoạt; kiên quyết, chủ động đánh địch ngay khi địch xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
- Kết hợp tạo sức mạnh tổng hợp giữa lực lượng vũ trang địa phương và bộ đội chủ lực Việt Nam đồng thời phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân yêu nước Cam-pu-chia.
II. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc
Câu hỏi 4 (trang 8) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Em hãy nêu bối cảnh và những nét chính của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Trả lời:
* Bối cảnh lịch sử:
- Từ năm 1975 đến năm 1978, chính quyền Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai vùng biên giới phía Bắc Việt Nam.
* Những nét chính của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc:
- Ngày 17-02-1979, chính quyền Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn sang lãnh thổ Việt Nam; phối hợp bộ binh, xe tang, xe bọc thép và pháo binh đánh chiếm một số thị xã, tàn phá cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học,… gây nhiều tổn thất về người và tài sản ở một số khu vực các tỉnh dọc biên giới nước ta, từ Quảng Ninh đến Lai Châu
- Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng kí Sắc lệnh 29 - LCT, ra lệnh Tổng động viên trong cả nước đứng lên chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc
- Bị tổn thất nặng nề và chịu sự lên án mạnh mẽ của dư luận tiến bộ trên thế giới cũng như trong nước, ngày 05-3-1979, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Ta ngừng mọi hoạt động tiến công quân sự để đối phương rút toàn bộ lực lượng và phương tiện chiến tranh về nước. Đến ngày 18-3-1979, về cơ bản, Trung Quốc đã rút quân khỏi nước ta.
Câu hỏi 5 (trang 9) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Theo em, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc có những giá trị lịch sử gì? Tại sao nói truyền thống văn hoá nhân đạo của dân tộc Việt Nam tiếp tục được thể hiện trong cuộc chiến đấu này?
Trả lời:
* Giá trị lịch sử:
- Thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.
- Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc là cuộc chiến đấu tự vệ chính nghĩa, khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
- Thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc viết tiếp trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đồng thời để lại nhiều kinh nghiệm quý giá trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tiếp tục thể hiện truyền thống văn hoá nhân đạo.
* Nói truyền thống văn hoá nhân đạo của dân tộc Việt Nam tiếp tục được thể hiện trong cuộc chiến đấu này, vì cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tiếp tục thể hiện truyền thống văn hoá nhân đạo, vì cuộc chiến này hoà bình, vì tình hữu nghị lâu đời của Việt Nam – Trung Quốc và các nước có chung đường biên giới với Việt Nam, vì sự ổn định của khu vực và trên thế giới.
Câu hỏi 6 (trang 10) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Theo em, những nét chính về nghệ thuật quân sự được thể hiện trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc là gì?
- Đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của đối phương; chủ động chuẩn bị chiến trường, xây dựng thế trận, lãnh đạo, chỉ đạo và chỉ huy tác chiến, bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân; toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; động viên tinh thần và lực lượng cả nước ra tiền tuyến; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Quán triệt tư tưởng “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều”; xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Phòng ngự kiên cường, kết hợp phản công, tiến công linh hoạt với nhiều hình thức chiến thuật; kết hợp đánh tiêu hao, tiêu diệt bẻ gãy các đợt tiến công của dịch; kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao buộc địch phải rút quân.
III. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc sau 1975
Câu hỏi 7 (trang 10) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Trong những năm qua, tại Biển Đông diễn ra tranh chấp phức tạp về chủ quyền biển, đảo nhưng Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Em hãy nêu một số dẫn chứng để chứng minh nhận định trên.
Trả lời:
- Chính quyền Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (năm 1956) và sử dụng vũ lực đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo này (năm 1974).
- Năm 1988, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Xu Bì).
- Quân và dân ta đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm hi sinh, đặc biệt tại trận chiến đấu ở Đá Gạc Ma (tháng 3-1988).
- Tích cực tuyên truyền, kêu gọi chấm dứt các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, ban hành Luật Biển Việt Nam (năm 2012) và áp dụng có hiệu quả Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định vùng biển với các nước láng giềng, thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
+ Tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Câu hỏi 8 (trang 11) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Theo em, quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam sau năm 1975 đã đóng góp những giá trị lịch sử gì trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? Tại sao nói quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam góp phần quan trọng trong đấu tranh tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông?
Trả lời:
* Giá trị lịch sử:
- Tiếp tục khẳng định quan điểm, đường lối đúng đắn và bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giải quyết bằng biện pháp hoa bình, không gây chiến tranh đối với các vấn đề quốc tế và khu vực liên quan đến đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
- Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với vùng biển của Việt Nam; góp phần quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp và đấu tranh bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông; giữ vững hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới;
- Viết tiếp truyền thống yêu chuộng hoà bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và trang sử hào hùng của dân tộc ta, đồng thời để lại nhiều kinh nghiệm quý giá trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
* Giải thích: Trong bối cảnh các tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền ở Biển Đông ngày càng leo thang, việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam không chỉ là một vấn đề quốc gia mà còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trên khu vực này. Dưới đây là một số lý do:
+ Việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam giúp duy trì và đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Khi các quốc gia có chủ quyền được xác định rõ ràng, việc đi lại, thương mại và hoạt động khác trên biển trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
+ Việc giữ vững chủ quyền biển, đảo là một phần quan trọng trong việc duy trì an ninh và ổn định cho khu vực Biển Đông. Khi có sự ổn định, các hoạt động kinh tế và hàng hải có thể phát triển mạnh mẽ, đồng thời giảm nguy cơ xung đột và xung đột có thể xảy ra.
+ Việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam phản ánh sự tuân thủ và tôn trọng quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). UNCLOS 1982 quy định rõ ràng về các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trên biển, bao gồm cả việc xác định chủ quyền biển và vùng kinh tế đặc biệt.
+ Việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam cũng là một biện pháp chống lại các hành động gây căng thẳng và xâm phạm chủ quyền từ các quốc gia khác trong khu vực. Việc kiên quyết bảo vệ chủ quyền là một thông điệp rõ ràng về sự quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì hòa bình trong khu vực.
Câu hỏi 9 (trang 12) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Theo em, những nét chính về nghệ thuật đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam sau năm 1975 là gì?
Trả lời:
- Chủ động dự báo, nắm chắc tình hình, tác động của đối phương; quán triệt tư tưởng chiến lược: kiên quyết, kiên trì, kiên định về nguyên tắc đồng thời vận dụng cách thức, phương pháp đấu tranh linh hoạt, sáng tạo, phù hợp trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao chính nghĩa, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế; kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lí, quân sự (khi cần thiết) trong xử lí các tình huống và những vấn đề nảy sinh trên biển, đảo; kiên trì sử dụng biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp, xung đột
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân; kết hợp lực lượng và thế trận an ninh trên biển, đảo, trong đó nòng cốt là lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam
IV. Trách nhiệm của công dân, học sinh trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc
Câu hỏi 10 (trang 12) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Theo em, công dân, học sinh cần làm gì để góp phần củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc?
* Trách nhiệm của công dân
- Nhận thức đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc.
- Tự giác thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
- Tích cực, chủ động tham gia tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh.
- Tự giác tìm hiểu và tham gia tuyên truyền về giá trị lịch sử, nghệ thuật quân sự Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn cách mạng mới.
- Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ, ...
* Trách nhiệm của học sinh
- Thực hiện trách nhiệm của công dân đối với các nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh trong sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng và an ninh; sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự và tham gia Công an nhân dân để bảo vệ Tổ quốc.
- Tham gia học tập nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường phổ thông để nâng cao nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống.
- Tích cực học tập, nghiên cứu về lịch sử truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong đó có cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Tích cực tham gia các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa…. do nhà trường tổ chức.
Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 13) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Giá trị lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, giá trị lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và giá trị lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đào Việt Nam sau năm 1975 có những điểm gì chung?
Lời giải:
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc tiếp tục khẳng định tính đúng dẫn, sáng suốt của đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phản quốc gia của Việt Nam
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh khẳng định ý chỉ độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Viết tiếp truyền thống yêu chuộng hoà bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và trang sử hào hùng của dân tộc ta, đồng thời để lại nhiều kinh nghiệm quý giá trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Luyện tập 2 (trang 13) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Nghệ thuật quân sự cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và nghệ thuật quân sự cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc có những nét chung nào?
Lời giải:
Nghệ thuật quân sự chung của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
- Kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức tác chiến
- Phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân
- Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, linh hoạt
- Tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân ta
Vận dụng
Vận dụng 1 (trang 13) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Sau khi học bài này, em hãy viết một bức thư (khoảng 300 từ) cho một người bạn nêu cảm nghĩ của em và trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ biên giới trên đất liền và chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Lời giải:
Hạ thân mến!
Sau khi tìm hiểu nội dung “Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975”, mình cảm thấy thật xúc động. Những cảm xúc trân trọng và đáng tự hào về thành quả của cha ông đã thôi thúc mình viết những dòng thư này tới câu.
Minh Khôi này, minh nhận thấy: trước những thách thức đáng lo ngại đối với tình hình chủ quyền và an ninh quốc gia, chúng ta, thế hệ trẻ, cùng dân tộc Việt Nam, phải nâng cao ý thức trách nhiệm và hành động thiết thực để bảo vệ tương lai và tình yêu quê hương.
Để đảm bảo chủ quyền biển đảo, trước hết, chúng ta, đặc biệt là thanh niên và học sinh, cần xác định rằng việc giữ vững biển đảo bắt đầu bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần tự mình nghiên cứu và thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng của chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn của chủ quyền này, mà các tổ tiên của chúng ta đã hy sinh nhiều để xây dựng.
Hơn nữa, chúng ta cần tìm hiểu về lịch sử đất nước, đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, cũng như lịch sử của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này giúp chúng ta thấu hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của những vùng biển này đối với quốc gia và dân tộc. Chúng ta cũng cần nắm rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với biển Đông, để biết cách hành động và ủng hộ các nỗ lực của chính quyền trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Chúng ta hãy cùng nhau trang bị kiến thức, tạo ra một cộng đồng ý thức cao về chủ quyền biển đảo và sẵn sàng đóng góp bằng tri thức và tình yêu quê hương để đối mặt với mọi thách thức trong tương lai!
Bạn của cậu
Kim Hạ
Vận dụng 2 (trang 13) GDQP 12 Cánh diều Bài 1: Em hãy sưu tầm hình ảnh và thuyết minh trước lớp về một trong ba chủ đề sau:
- Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam.
- Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam.
- Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam sau năm 1975.
Lời giải:
- Cuộc chiến tranh bảo về biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
- Hình ảnh:
- Thuyết minh:
Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ trong giai đoạn 1975-1989. Cuộc chiến bắt nguồn từ các cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ vào lãnh thổ Việt Nam, gây ra thảm họa cho người dân và tài sản của Việt Nam.
Giai đoạn đầu (1975-1978) chứng kiến nhiều cuộc tấn công của Khmer Đỏ vào Việt Nam, khiến hàng ngàn người dân Việt bị giết và làng mạc bị phá hủy. Trong khi đó, Việt Nam chỉ tự phòng ngự và tìm cách đàm phán hòa bình, nhưng không thành công.
Giai đoạn tiếp theo (1978-1979) là cuộc đối đầu lớn nhất khi Khmer Đỏ tấn công Việt Nam với 19 sư đoàn, nhưng bị Việt Nam chống lại. Sau cuộc tấn công này, Việt Nam quyết định không thể đàm phán và tiến hành chiến dịch đánh vào Campuchia, lật đổ Khmer Đỏ và thành lập chế độ mới do Hun Sen lãnh đạo.
Giai đoạn sau (1979-1985) chứng kiến cuộc đấu tranh giữa chế độ Hun Sen và Khmer Đỏ, với sự hỗ trợ của Thái Lan, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việt Nam phải tiếp tục hỗ trợ Hun Sen và chống lại cuộc tấn công của Khmer Đỏ.
Giai đoạn cuối cùng (1986-1989) đánh dấu sự rút quân của Việt Nam và sự đứng vững của chế độ Hun Sen. Khmer Đỏ dần tan rã và các lãnh đạo của họ bị bắt và truy tố tại tòa án quốc tế. Cuối cùng, chiến tranh này kết thúc với sự suy yếu và tiêu tan của Khmer Đỏ.