Giải SGK Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Mở đầu (trang 38) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Em hãy nêu ý nghĩa của các phong trào ở hình 5.1.

Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Trả lời:

- Ý nghĩa của phong trào “Ba sẵn sàng” và “Ba đảm đang”:

+ Kịp thời chi viện những chu cầu thiết yếu cho tiền tuyến miền Nam; qua đó, đóng góp tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác vận động, huy động sức mạnh của toàn dân trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

I. Một số nét chính về truyền thống và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương

Câu hỏi 1 (trang 39) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Nơi em sinh sống có những thành phần lực lượng vũ trang địa phương nào? Lấy ví dụ cho các thành phần đó.

Trả lời:

Nơi em sinh sống có những thành phần lực lượng vũ trang địa phương:

- Bộ đội địa phương

- Dân quân tự vệ

- Công an thành phố, quận, phường

Ví dụ:

- Bộ đội địa phương công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự quận Hoàng Mai

- Công an phường Đại Kim

Câu hỏi 2 (trang 42) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Em hãy nêu một số truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.

Trả lời:

- Một số truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương:

+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; phục tùng sự lãnh đạo, quản lí của cấp uỷ, chính quyền địa phương

+ Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, càng đánh càng mạnh

+ Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong chiến đấu và lao động

+ Gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng hi sinh bảo vệ tài sản của Nhà nước ở địa phương, tính mạng, tài sản của nhân dân

+ Đoàn kết, tận tình giúp đỡ nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương bạn

Câu hỏi 3 (trang 44) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Em hãy nêu một số nét chính về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương.

Trả lời:

- Tiến hành chiến tranh nhân dân ở địa phương, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc 

- Quán triệt tư tưởng, chiến lược tiến công, bám trụ kiên cường; tích cực, chủ động đánh địch rộng khắp, mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi thứ vũ khí với nhiều quy mô.

- Tận dụng, cải tạo địa hình, tạo lập thế trận tại chỗ; phát huy sở trường, phối hợp các lực lượng.

- Vận dụng linh hoạt nhiều hình thức chiên thuật, sáng tạo nhiều cách đánh.

- Phối hợp, hiệp đồng chiến đấu, phục vụ, đảm bảo chiến đấu chặt chẽ với bộ đội chủ lực trên địa bàn.

II. Trách nhiệm trong xây dựng, bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương

Câu hỏi 4 (trang 45) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Em hãy tìm hiểu về truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố em sinh sống.

Trả lời:

Ngày 31/5/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1850/QĐ-QP công nhận ngày 19 tháng 10 năm 1946 là Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.

Ngày 19-10-1946: Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội. Ra đời từ phong trào cách mạng của quần chúng, Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội đã kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách lập nên những chiến công vang dội.

Trong Cách mạng Tháng Tám, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô đã xung kích, làm nòng cốt trong phong trào đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Trong kháng chiến chống Mỹ, Lực lượng vũ trang Thủ đô dũng cảm, mưu trí, phối hợp với lực lượng Phòng không-Không quân đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng.

Thời kỳ đổi mới, cán bộ, chiến sĩ Thủ đô tiếp tục phát huy truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, xây dựng lực lượng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; tích cực huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn;

phòng chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, có sức chiến đấu cao, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Câu hỏi 5 (trang 46) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương?

Trả lời:

- Tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương; tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhà trường và quê hương.

- Đóng góp sức lực, trí tuệ nhỏ bé để xây dựng những truyền thống quê hương; thường xuyên vun đắp, tạo dựng nhiều truyền thống tốt đẹp khác ở nhà trường, địa phương trong quá trình học tập, sinh hoạt và công tác.

- Luôn biết ơn và trân trọng những cống hiến, hi sinh của thế hệ ông cha, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tiếp lửa truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ, ngày truyền thống... do nhà trường địa phương tổ chức.

- Thường xuyên tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của nhà trường, địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế; kịp thời phản ánh với nhà trường, chính quyền địa phương về những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc về lịch sử, truyền thống của nhà trường và quê hương trên không gian mạng và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và phục vụ trong quân đội, công an lâu dài để cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.

Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 46) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ về tập thể, cá nhân kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến tranh giải phóng dân tộc.

Lời giải:

- Lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, vì:

+ Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo là phẩm chất của lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng vũ trang địa phương nói riêng. Đặc biệt, lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên hoạt động phân tán nhỏ lẻ, nhiều lúc cài xen với địch, rơi vào tình huống khó khăn phức tạp, biến động khó lường càng đòi hỏi phải kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt.

+ Trong chiến đấu, lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, bất khuất, không sợ hi sinh, gian khổ để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ quê hương, đất nước.

+ Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nhân dân dũng cảm, mưu trí, sáng tạo tiến công tiêu diệt địch đến cùng để bảo vệ quê hương; không chịu đầu hàng, khai báo khi bị địch bắt và tra tấn dã man, thậm chí, có người khi bị đưa ra xử bắn vẫn nêu cao khí phách hiên ngang, bất khuất, kiên trung; nhiều người mẹ, người chị không sợ hi sinh, để nuôi giấu cán bộ, làm giao liên, y tá,... ngay giữa làn bom đạn của địch.

- Ví dụ:

+ Anh hùng Võ Thị Sáu: Nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn, với lòng yêu nước nồng nàn, đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.

+ Anh hùng Phan Đình Phùng: Một trong những vị tướng tài ba của phong trào Cần Vương, với tinh thần quật cường, đã lãnh đạo quân dân ta chiến đấu chống Pháp.

+ Anh hùng Lý Tự Trọng: Một trong những thanh niên cộng sản đầu tiên của Việt Nam, với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường, đã hy sinh anh dũng cho Tổ quốc

Luyện tập 2 (trang 46) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Theo em, sự gắn bó máu thịt với nhân dân của lực lượng vũ trang địa phương thể hiện như thế nào trong chiến đấu?

Lời giải:

- Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đều là con em của nhân dân ở địa phương, được tổ chức ra để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân ở địa phương nên được dân yêu, dân mến, dân nuôi dưỡng, che chở. Trong chiến tranh, nhân dân chắt chiu, gom góp cho đầy “hũ gạo kháng chiến”, gửi áo ấm, chăn màn cho chiến sĩ, đào hầm nuôi giấu bộ đội,...

- Nhân dân địa phương cùng nhau thi đua thực hiện phong trào: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả vì tiền tuyến”, “Ba đảm đang”, “Ba sẵn sàng", "Tay cày, tay súng".... để hỗ trợ, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Nhân dân chính là hậu phương vững chắc, là căn cứ địa an toàn nhất cho cán bộ, chiến sĩ cầm súng chiến đấu, đánh đuổi quân thù.

Luyện tập 3 (trang 46) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Hãy nêu những hoạt động thể hiện việc phối hợp, hiệp đồng chiến đấu, phục vụ, bảo đảm chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương với bộ đội chủ lực.

Lời giải:

- Trong chiến đấu, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang địa phương với bộ đội chủ lực là sự cần thiết, có tính tất yếu; hai lực lượng này luôn có mối quan hệ tác động qua lại, dựa vào nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau để phát huy sức mạnh và khả năng tác chiến của mỗi bên.

- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động, giữa lực lượng của địa phương với bộ đội chủ lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch.

+ Lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên cung cấp thông tin về địch, dẫn đường, tiếp tế lương thực, vận chuyển đạn dược, thương binh, bệnh binh,... và bảo đảm mọi mặt cho bộ đội chủ lực chiến đấu.

+ Khi tác chiến thì tiến hành hoạt động nghi binh, đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ, kìm giữ địch, chia cắt, căng kéo địch, buộc địch phải phân tán đối phó, bộc lộ sơ hở; tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tập trung lực lượng đánh vào chỗ sơ hở, mỏng yếu của địch.

Luyện tập 4 (trang 46) Giáo dục Quốc phòng 12 Kết nối tri thức Bài 5: Em hãy cho biết quan điểm của mình trong mỗi tình huống dưới đây:

a) Trong cuộc sống thời bình, An cho rằng không cần dành nhiều thời gian để học tập, tìm hiểu về những truyền thống trong chiến đấu mà tập trung vào nghiên cứu xã hội hiện tại để theo kịp sự phát triển trên thế giới.

b) Ở địa phương và nhà trường tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhằm tri ân những người đã có công với Tổ quốc, Bình luôn tìm lí do để không tham gia vì cho rằng những hoạt động đó chỉ làm mất thời gian, không mang lại ý nghĩa gì cho việc học tập và phát triển nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Lời giải:

- Theo em, cả bạn An và bạn Bình đều chưa hiểu được trách nhiệm của mình trong xây dựng, bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương. Cả 2 bạn đều chưa hiểu về công lao to lớn của ông cha ta, chưa hiểu rõ về giá trị của lịch sử cũng như các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Vận dụng

Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn những câu chuyện về các liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,... ở địa phương em.

Gợi ý:

Chuyện về những người Mẹ Việt Nam Anh hùng

     Trong không khí cả nước đang hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày thương binh, liệt sỹ, chúng tôi tìm về bên các Mẹ Việt Nam Anh hùng để được nghe kể về những chuyện đã qua. Lòng biết ơn sâu sắc xen lẫn sự cảm phục khiến chúng tôi càng thêm tự hào về các mẹ. Trong cái nắng dịu nhẹ sau mưa bất chợt của ngày hè tháng 7, chúng tôi đến thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Truyện ở xóm 1, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Mẹ Truyện năm nay đã 101 tuổi, đôi mắt đã mờ, trí nhớ giảm hẳn, mẹ không còn nghe được rõ, chuyện ngày trước có đoạn nhớ đoạn quên, nhưng chắp nối câu chuyện, chúng tôi phần nào hiểu được mẹ muốn nói gì. Cả cuộc đời mẹ gắn với sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mẹ động viên các con lên đường nhập ngũ. Năm 1965, người con trai cả của mẹ là Nguyễn Văn Nguyệt tình nguyện nhập ngũ vào chiến trường miền Nam, kháng chiến chống Mỹ. Tiếp bước truyền thống của cha và anh trai, người con trai thứ 3 trong gia đình mẹ là Nguyễn Văn Vương cũng tình nguyện tham gia chiến trường miền Nam lúc tròn 17 tuổi. Thế rồi chỉ trong vòng gần 2 năm từ 1970 đến 1972, mẹ nhận liên tục giấy báo tử của 2 người con trai. Còn nỗi đau nào lớn hơn thế, mẹ nuốt vào trong những giọt nước mắt nghẹn ngào. Đến bây giờ khi Đất nước đã được bình yên, nhưng mẹ Truyện vẫn đau đáu nỗi đau khi liệt sĩ Nguyễn Văn Vương vẫn chưa tìm thấy phần mộ. Nhắc đến các anh, mẹ Truyện rất đỗi tự hào, rưng rưng xúc động: Các con của mẹ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc khi mới tuổi đôi mươi. Tuy các anh không ở bên chăm sóc mẹ, nhưng mẹ vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chia sẻ, thăm hỏi thường xuyên của bà con lối xóm, của thế hệ trẻ hôm nay đó là niềm vui lớn nhất với mẹ. Với những cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 2014, mẹ Nguyễn Thị Truyện được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Đây là nguồn động viên, an ủi to lớn để mẹ tiếp tục sống vui, khỏe trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.