Giải SGK KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Mở đầu (trang 39) KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Em có ý tưởng kinh doanh một sản phẩm, hãy cho biết các bước em làm để hiện thực hoá ý tưởng đó.

Trả lời:

- Để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, em cần:

- Về cơ bản, một bản kế hoạch kinh doanh được lập sẽ bao gồm các bước:

+ Xác định ý tưởng kinh doanh.

+ Xác định mục tiêu kinh doanh (mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng, thực tế, phù hợp khả năng).

+ Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm sản phẩm, dịch vụ kinh doanh; khách hàng; thị trường; tài chính, nhân sự,...

+ Xác định chiến lược kinh doanh với chi tiết hoạt động và kế hoạch thực hiện hoạt động.

+ Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí trong quá trình kinh doanh.

1. Kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh

Câu hỏi (trang 39) KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với chủ thể. Nêu ví dụ minh hoạ.

- Cho biết bản kế hoạch kinh doanh có các nội dung gì. Làm rõ vai trò của từng nội dung và lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Kế hoạch kinh doanh giúp xác định mục tiêu, chiến lược thị trường, đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện, từ đó, nâng cao xác suất thành công trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh tốt còn giúp tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Cũng như giúp chủ thể đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh.

* Ví dụ:

+ Trước khi lập kế hoạch: Một công ty sản xuất đồ gia dụng không có kế hoạch sản xuất cụ thể, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu, chậm giao hàng, làm mất lòng khách hàng.

+ Sau khi lập kế hoạch: Công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết, dự báo nhu cầu thị trường, quản lý chặt chẽ kho hàng. Nhờ vậy, quá trình sản xuất diễn ra trơn tru, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tăng năng suất lao động.

- Bản kế hoạch kinh doanh gồm các nội dung:

+ Tóm tắt kế hoạch kinh doanh: Giúp người đọc hiểu tổng quan về nội dung và mục tiêu của kế hoạch kinh doanh nhanh chóng và đầy đủ.

Ví dụ: Một công ty mới thành lập sản xuất các sản phẩm làm từ nhựa tái chế. Tóm tắt kế hoạch kinh doanh của họ bao gồm mục tiêu là tạo ra một sản phẩm thân thiện với môi trường, mô tả vắn tắt về sản phẩm, thị trường mục tiêu là các nhà bán lẻ và người tiêu dùng có ý thức môi trường, cũng như các yếu tố quan trọng khác như lợi ích cạnh tranh và mục tiêu tài chính.

+ Định hướng kinh doanh: Xác định chiều hướng, phạm vi của kinh doanh, đặc biệt là trong việc phát triển và tăng trưởng.

Ví dụ: Công ty sản xuất nhựa tái chế định hướng kinh doanh của họ là phát triển sản phẩm dựa trên nguyên liệu tái chế và tiếp cận thị trường của những người tiêu dùng có ý thức môi trường. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về nhu cầu của thị trường, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và xây dựng một hình ảnh thương hiệu bền vững.

+ Mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Xác định mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được và chiến lược để đạt được những mục tiêu đó.

Ví dụ: Mục tiêu của công ty là trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực sản phẩm nhựa tái chế và tăng trưởng doanh số bán hàng 20% mỗi năm. Chiến lược kinh doanh của họ bao gồm tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cường quảng cáo và tiếp thị.

+ Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh: Xác định các yếu tố nội vi và ngoại vi mà doanh nghiệp cần phải đối mặt với xử lý trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Công ty cần đảm bảo rằng họ có đủ nguồn lực nhân lực và tài chính để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Họ cũng cần phải tìm hiểu về các quy định và luật pháp liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhựa tái chế.

+ Kế hoạch hoạt động: Xác định các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Ví dụ: Công ty lập ra một lịch trình cụ thể về việc phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng cường tiếp thị. Họ cũng xác định các nguồn lực cần thiết và phân chia công việc cho các bộ phận khác nhau để đảm bảo sự triển khai suôn sẻ của kế hoạch.

+ Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lý: Xác định và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh và đề xuất biện pháp để giảm thiểu hoặc xử lý chúng.

Ví dụ: Công ty nhận ra rằng một trong những rủi ro tiềm ẩn của họ là sự biến động trong giá nguyên liệu nhựa tái chế. Để giảm thiểu rủi ro này, họ sẽ thiết lập các hợp đồng cung cấp ổn định và tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu đa dạng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.

2. Các bước lập kế hoạch kinh doanh

Câu hỏi (trang 41) KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Lập một bản kế hoạch kinh doanh của bản thân và thuyết trình về kế hoạch đó.

Trả lời:

* Kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh cafe tại Hà Nội:

- Tóm tắt kế hoạch kinh doanh

+ Ý tưởng: Mở một quán cafe sách nhỏ Hà Nội, phục vụ sinh viên và người làm văn phòng.

+ Điểm nổi bật: Không gian yên tĩnh, thư viện sách đa dạng, các loại trà, cà phê được pha thủ công.

+ Mục tiêu: Trở thành điểm đến yêu thích của những người yêu sách và muốn tìm một không gian làm việc yên tĩnh trong vòng 1 năm.

- Định hướng kinh doanh

+ Sứ mệnh: Tại sao bạn muốn mở quán cafe? Bạn muốn mang đến điều gì cho khách hàng?

+ Tầm nhìn: Bạn muốn quán cafe của mình phát triển như thế nào trong tương lai?

+ Giá trị cốt lõi: Những giá trị mà bạn muốn quán cafe của mình thể hiện (ví dụ: chất lượng, sự thân thiện, sáng tạo).

- Mục tiêu và chiến lược kinh doanh

+ Mục tiêu ngắn hạn: Trong vòng 1-3 năm đầu đạt doanh thu 500 triệu đồng/năm, mở thêm 1 chi nhánh…

+ Mục tiêu dài hạn: Trong vòng 5 năm trở lên trở thành chuỗi cafe nổi tiếng tại thành phố

- Chiến lược:

+ Marketing: Làm thế nào để khách hàng biết đến quán cafe của bạn? (Mạng xã hội, quảng cáo, sự kiện...)

+ Bán hàng: Làm thế nào để tăng doanh thu? (Chương trình khuyến mãi, combo, thẻ thành viên...)

+ Phát triển sản phẩm: Làm thế nào để thu hút khách hàng quay lại? (Menu mới, đồ uống theo mùa...)

- Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh

+ Giấy phép: Những giấy tờ cần thiết để mở quán cafe (giấy phép kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy...)

+ Vốn đầu tư: Bao gồm chi phí thuê mặt bằng, trang trí, mua sắm thiết bị, nguyên liệu, marketing...

+ Nhân sự: Số lượng nhân viên cần thiết, yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng.

+ Nhà cung cấp: Chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, chất lượng.

- Kế hoạch hoạt động

+ Lộ trình thực hiện: Các bước cụ thể để mở quán cafe (tìm mặt bằng, thiết kế, tuyển dụng, marketing...)

+ Thời gian biểu: Dự kiến thời gian hoàn thành từng giai đoạn.

+ Ngân sách: Phân bổ ngân sách cho từng hoạt động.

- Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lý

+ Rủi ro: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (ví dụ: cạnh tranh, dịch bệnh, thay đổi thị hiếu khách hàng...)

+ Biện pháp: Các giải pháp để giảm thiểu rủi ro (ví dụ: xây dựng kế hoạch dự phòng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường marketing...)

Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 44) KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Em hãy nêu nội dung của bản kế hoạch kinh doanh và cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Các nội dung trong bản kế hoạch kinh doanh:

+ Tóm tắt kế hoạch kinh doanh, gồm: Tên kế hoạch; ý tưởng kinh doanh; tổng quan về doanh nghiệp; đối tượng khách hàng; sản phẩm và dịch vụ; phân tích thị trường (đối thủ, điều kiện thuận lợi và khó khăn)

+ Định hướng kinh doanh, gồm: Xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh; mô tả sản phẩm/ dịch vụ; mô doanh nghiệp; xác định các nhiệm vụ, phương án với mục đích dài hạn; tóm tắt phần trọng tâm nhất trong bản kế hoạch

+ Mục tiêu và chiến lược kinh doanh, gồm: Các mong muốn, kì vọng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu và kế hoạch kinh doanh dài hạn của từng thời kỳ chiến lược kinh doanh tổng thể, dài hạn điều khiển các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra

+ Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh, gồm: Đánh giá thị trường: những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong quá trình kinh doanh; khách hàng mục tiêu; đối thủ cạnh tranh

+ Kế hoạch hoạt động, gồm: Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ; kế hoạch tổ chức vận hành, quản lí; kế hoạch marketing; kế hoạch tài chính; kế hoạch nhân sự

+ Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí, gồm: Nghiên cứu, phân tích đánh giá nguy cơ có khả năng xuất hiện, mức độ ảnh hưởng trong quá trình doanh nghiệp đưa ra biện pháp phòng ngừa và biện pháp xử lí phù hợp

- Ví dụ minh họa (phần tóm tắt kế hoạch kinh doanh)

+ Tên kế hoạch: Kinh doanh cây cảnh mini

+ Đối tượng khách hàng: học sinh, sinh viên, người dân trên địa bàn thị trấn X

+ Sản phẩm, dịch vụ: hạt giống; chậu cây cảnh mini,…

+ Nguồn lực: có kiến thức và kĩ năng chuyên môn của ngành công nghệ sinh học; có mặt bằng sản xuất và kinh doanh; có nguồn vốn ban đầu…

+ Thị trường: nhu cầu sử dụng các sản phẩm cây cảnh mini của người dân ngày càng lớn; thị trường ít có đối thủ cạnh tranh vì khu vực thị trấn X chưa có chủ thể nào kinh doanh mặt hàng này.

Luyện tập 2 (trang 44) KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Em hãy nêu và giải thích vai trò của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển của một doanh nghiệp. 

+ Xác định mục tiêu, chiến lược thị trường: Kế hoạch kinh doanh giúp xác định các mục tiêu, chiến lược và hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

- Ví dụ: Một công ty mới thành lập trong lĩnh vực công nghệ muốn trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho phần mềm quản lý dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kế hoạch kinh doanh của họ sẽ xác định các bước cụ thể để phát triển và tiếp cận thị trường, bao gồm việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tiếp thị và quảng cáo, và xây dựng một mạng lưới phân phối.

+ Tăng khả năng huy động vốn: Kế hoạch kinh doanh là một công cụ quan trọng để thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư hoặc ngân hàng.

- Ví dụ: Một công ty khởi nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của họ và cần vốn đầu tư từ các nhà đầu tư. Kế hoạch kinh doanh của họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cơ hội đầu tư, tiềm năng lợi nhuận và kế hoạch phát triển, giúp thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các bên liên quan.

Luyện tập 3 (trang 45) KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Em hãy bổ sung nội dung và sắp xếp lại trình tự sau để được các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Trả lời:

- Bước 1: Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, ngành và lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh tế - xã hội và pháp luật.

- Bước 2: Xây dựng mục tiêu rõ ràng trong từng thời kì để xác định được hướng đi và hoạt động trong tương lai.

- Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

- Bước 4: Lập kế hoạch quảng bá, truyền thông thương hiệu cũng như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp đến khách hàng.

- Bước 5: Xây dựng phương án giúp doanh nghiệp có thể trụ vững trong một vài trường hợp bất khả kháng.

Luyện tập 4 (trang 45) KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Em hãy thảo luận cùng các bạn, xây dựng tiêu chí để đánh giá bản kế hoạch kinh doanh.

Trả lời:

- Tiêu chí về nội dung:

+ Tính vượt trội: sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh có điểm gì nổi trội so với các sản phẩm/ dịch vụ khác trên thị trường?

+ Tính mới mẻ, độc đáo: khi đã có quá nhiều sản phẩm/ dịch vụ liên quan xuất hiện trên thị trường, làm thế nào để sản phẩm của bạn có tính mới mẻ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm/ dịch vụ đã có.

+ Tính hữu dụng: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có sức sống lâu dài, tính hữu dụng cao và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng không?

+ Tính khả thi: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể thực hiện chứ không phải nghĩ hay vẽ ra những hoạt động kinh doanh bất khả thi.

+ Lợi thế cạnh tranh: cách thức kinh doanh của bạn phải có tiến bộ, có khả năng cạnh tranh hơn so với các cách thức kinh doanh đang có.

- Tiêu chí về hình thức:

+ Trình bày rõ ràng, khoa học

+ Bản kế hoạch phải được căn chỉnh định dạng đúng theo thể thức văn bản về: cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, dãn dòng,…

Vận dụng

Dựa vào tiêu chí đã xây dựng ở bài tập 4 để đánh giá kế hoạch kinh doanh của bản thân.

Gợi ý:

Để đánh giá kế hoạch kinh doanh của bản thân dựa trên các tiêu chí đã xây dựng, chúng ta có thể thực hiện như sau:

1. Tính rõ ràng và cụ thể:

- Kiểm tra xem kế hoạch có mô tả rõ ràng và chi tiết về mục tiêu, chiến lược và kế hoạch thực hiện hay không.

2. Tính khả thi và thực tế:

- Đánh giá tính khả thi của kế hoạch dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn, xem liệu nó có dựa trên tình hình thị trường và năng lực của doanh nghiệp hay không.

3. Tính đột phá và sáng tạo:

- Xem xét xem kế hoạch có chứa đựng những ý tưởng mới mẻ và sáng tạo để tạo ra lợi thế cạnh tranh hay không.

4. Khả năng thích nghi và linh hoạt:

- Đánh giá khả năng của kế hoạch thích nghi và linh hoạt để điều chỉnh và thích ứng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh và thị trường.

5. Kế hoạch tài chính chi tiết:

- Xem xét xem kế hoạch có bao gồm dự đoán về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền, cũng như nguồn vốn và chiến lược quản lý tài chính hay không.

6. Phản hồi và đánh giá hiệu suất:

- Kiểm tra xem kế hoạch có chứa đựng các cơ chế phản hồi và đánh giá hiệu suất để đo lường và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch hay không.

7. Thực thi và thực hiện cụ thể:

- Xác định xem kế hoạch có chứa đựng các bước cụ thể và chi tiết để thực hiện mỗi mục tiêu và hoạt động trong kế hoạch hay không.

8. Phù hợp với mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp:

- Đánh giá xem kế hoạch có phản ánh mục tiêu, giá trị và văn hóa của doanh nghiệp, đảm bảo rằng nó đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển và thành công của doanh nghiệp hay không.