Giải SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc

I. Đời sống vật chất

Câu hỏi 1 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (trang 77): Quan sát các hình từ 15.1 đến 15.7, kết hợp với thông tin trong bài, em hãy:

+ Miêu tả một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Luc?

+  Cho biết cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng để làm gì?

+ Vì sao người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn?

Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc

Trả lời:

* Đời sống vật chất của cư dân Văng Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Lũ:

- Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ (hình ảnh đôi nam – nữ đang giã gạo).

- Ở nhà sàn (hình ảnh chiếc nhà sàn)

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, ghe (hình ảnh chiếc thuyền).

* Mục đích sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng:

+ Chiếc muôi đồng: để múc cơm/ canh/ mắm/ thức ăn…

+ Thạp đồng: có thể được sử dụng để đựng lúa/ nước…

* Nguyên nhân cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn:

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển goặc trên sườn đồi. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ, ngập lụt vào mùa mưa; mặt khác, cũng có thể tận dụng mặt bằng bên dưới để phục vụ chăn nuôi. 

Câu hỏi 2 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (trang 77): Vì sao người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn?

Trả lời:

- Người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn để tránh thú dữ. 

II. Đời sống tinh thần

Câu hỏi mục II SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (trang 79): Dựa vào tư liệu 15.8, 15.9 và thông tin trong bài học, em hãy cho biết những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc

Trả lời:

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các bị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,… Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền,…

- Họ có khiếu thẩm mĩ như nhuộm răng, xăm mình. Họ xăm mình không chỉ để tránh bị thủy quái làm hại mà còn lại một cách làm đẹp, phong tục này còn được duy trì đến ngày nay.

- Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa hợp với tự nhiên. Trong những ngày lễ hội họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền,…

Luyện tập

Câu hỏi 1 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (trang 80): Thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt có những phong tục gì nổi bật?

Trả lời:

- Những phong tục nổi bật của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc:

+ Tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).

+ Tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. 

Câu hỏi 2 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (trang 80): Bảng dưới đây là những công cụ lao động thuộc thời kì văn hóa Đông Sơn. Theo em, những công cụ đó được dùng làm gì trong hoạt động sản xuất của cưa dân Văn Lang, Âu Lạc?

Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc

Trả lời:

Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc

Vận dụng

Câu hỏi 3 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (trang 80): Những phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc?

Trả lời:

- Những phong tục trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc là:

+ Tục nhuộm răng đen (vẫn phổ biến ở các vùng nông thôn thuộc khu vực Bắc Bộ).

+ Tục ăn trầu; làm bánh trưng – bánh giày trong ngày lễ/ tết.

+ Tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc…

+ Tổ chức các lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp (lễ xuống đồng; lễ mừng cơm mới…).

Câu hỏi 4 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (trang 80): Em hãy kể tên một truyền thuyết gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

- Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội. Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.