Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

- Giai đoạn đầu (1945-1946): Hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc, ký Hiệp định Sơ bộ (06-3-1946)Tạm ước (14-9-1946) với Pháp để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng.

- Sau toàn quốc kháng chiến, Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tham gia Hội đồng Hòa bình Thế giới (1949).

- Từ 1950-1954: Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954), buộc Pháp rút quân.

2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

- Giai đoạn 1954-1964:

+ Dựa vào Hiệp định Giơ-ne-vơ để đấu tranh ngoại giao chống Mỹ - Diệm.

+ Mở rộng quan hệ quốc tế, thúc đẩy mặt trận thế giới đoàn kết với Việt Nam.

- Giai đoạn 1965-1975:

+ Tuyên truyền tính chính nghĩa của kháng chiến, tố cáo tội ác Mỹ.

+ Năm 1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thành lập, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (27-01-1973).

+ Hoạt động ngoại giao góp phần vào thắng lợi hoàn toàn năm 1975.

3. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985

- Tăng cường quan hệ với Liên Xô, ký Hiệp ước hữu nghị Việt Nam - Liên Xô (1978).

- Đàm phán với Trung Quốc để giải quyết xung đột biên giới.

- Phát triển quan hệ Việt Nam - Lào mạnh mẽ (Hiệp ước hữu nghị 1977).

- Gia nhập Liên hợp quốc (1977), thiết lập quan hệ với Nhật Bản, Đức, Canada, Úc.

4. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

- Gia nhập ASEAN (1995), thúc đẩy hợp tác Đông Nam Á.

- Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991), ký hiệp ước biên giới.

- Thiết lập quan hệ với Mỹ, phá bỏ cấm vận (1994), nâng lên đối tác chiến lược toàn diện (2023).

- Hội nhập sâu rộng, tham gia 63 tổ chức quốc tế, được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ (2008-2009, 2020-2021), Hội đồng Nhân quyền (2023-2025).