I. Toàn cầu hóa kinh tế
Câu hỏi 1 SGK Địa 11 Cánh diều Bài 2 (trang 10): Dựa vào thông tin và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.
Trả lời:
- Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:
+ Sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động... giữa các quốc gia ngày càng trở nên dễ dàng, phạm vi được mở rộng.
+ Các hợp tác song phương và đa phương đã trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết,...
+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.
+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, việc di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới thuận lợi hơn
+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng
+ Các hiệp ước, nghị định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi
Câu hỏi 2 SGK Địa 11 Cánh diều Bài 2 (trang 10): Hãy trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.
Trả lời:
* Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế:
- Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.
- Gia tăng mối liên hệ, mở ra nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi những thành tựu của KHKT và công nghệ hiện đại.
- Xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.
- Tuy nhiên, toàn cầu hóa làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…
Câu hỏi 3 SGK Địa 11 Cánh diều Bài 2 (trang 11): Hãy phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
Trả lời:
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.
+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.
- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
II. Khu vực hóa kinh tế
Câu hỏi 1 SGK Địa 11 Cánh diều Bài 2 (trang 11): Hãy trình bày các biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.Trả lời:
- Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:
+ Ngày càng nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn như: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),....
+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau như: liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan,..
Câu hỏi 2 SGK Địa 11 Cánh diều Bài 2 (trang 12): Dựa vào thông tin, hãy trình bày các hệ quả của khu vực hóa kinh tế.
Trả lời:
- Các hệ quả của khu vực hóa kinh tế:
+ Tạo điều kiện và thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.
+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển KT-XH.
+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.
+ Tuy nhiên, cũng làm xuất hiện các vấn đề cần quan tâm đối với mỗi quốc gia như tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực…
Câu hỏi 3 SGK Địa 11 Cánh diều Bài 2 (trang 12): Hãy phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
Trả lời:
- Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới:
+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.
+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững.
Luyện tập
Luyện tập 1 SGK Địa 11 Cánh diều Bài 2 (trang 12): Lập sơ đồ thể hiện các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tếLời giải:

Lời giải:
Một số ví dụ về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:
- Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) dựa trên sự liên kết ngày càng sâu rộng bắt đầu từ trụ cột kinh tế, lan tỏa sang trụ cột tư pháp nội vụ rồi an ninh chính trị, gắn liền với việc xây dựng, đàm phán và kí kết các hiệp ước. Các hiệp ước của EU qui định mục đích, việc thiết kế, vận hành cơ cấu bộ máy thể chế, sự tương tác giữa các thể chế chung, sự chia sẻ quyền hạn giữa các thể chế siêu quốc gia với các nước thành viên, nhằm tăng cường liên kết cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Một trong những trọng tâm hợp tác của Năm APEC 2021 là xây dựng Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Các thành viên đề cao vai trò của APEC, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc thông qua Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 tại Tuần lễ Cấp cao năm nay.
- Đến nay, APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả 3 trụ cột hợp tác. Bên cạnh những thành tự về tự do hóa thương mại và đầu tư nêu trên, về thuận lợi hóa kinh doanh, chi phí giao dịch thương mại trong khu vực giảm đáng kể qua các lần cắt giảm 5% vào các năm 2006, 2010 và 10% vào năm 2015. Về hợp tác kinh tế - kỹ thuật, mỗi năm, APEC hỗ trợ kinh phí cho khoảng 150 dự án hợp tác và nâng cao năng lực với tổng giá trị lên đến 23 triệu USD.
Vận dụng
Đề bài: Thu thập thông tin và liên hệ thực tế về một số kết quả mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi gia nhập ASEAN.Trả lời:
- Một số kết quả mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi gia nhập ASEAN
+ Gia nhập ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Trải qua 26 năm, Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng trong nền kinh tế, với GDP bình quân đầu người tăng hơn 12 lần và quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần. Kim ngạch xuất khẩu và FDI cũng tăng đáng kể, đặt Việt Nam vào vị trí quan trọng thứ tư trong ASEAN. Năm 2020, Việt Nam, với vai trò Chủ tịch ASEAN, đã chủ động thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực thông qua hàng trăm cuộc họp trực tuyến và sáng kiến nhằm củng cố chuỗi cung ứng và phục hồi sau đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng đã đóng vai trò tích cực trong việc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP, khẳng định vị thế hội nhập kinh tế của mình. Tham gia AEC đã mang lại cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước ASEAN-6, đặc biệt là trong chỉ số HDI và thu nhập bình quân đầu người, và thậm chí vượt qua nhiều nước trong khu vực về xuất khẩu và FDI.