Giải Địa 11 Cánh diều Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu

I. Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Câu hỏi mục I SGK Địa 11 Cánh diều Bài 5 (trang 20: Đọc thông tin, hãy lựa chọn và trình bày ít nhất một vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
Trả lời:
Ví dụ: Vấn đề an ninh nguồn nước
- An ninh nguồn nước là sự đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, kinh tế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái đối với cộng đòng dân cư; đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các loại dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.
- Đây là một vấn đề toàn cầu, đang đứng trước nhiều thách thức: nguồn nước bị ô nhiễm, tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu, sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí nước, tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông.
- Đảm bảo an ninh nguồn nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặt dưới cơ chế quản lí thống nhất của từng quốc gia, khu vực.
- Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:
+ Mỗi quốc gia chủ dộng xây dựng các giải pháp (hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lí nước…) để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.
+ Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sống.

II. Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình

Câu hỏi mục II SGK Địa 11 Cánh diều Bài 5 (trang 20): Đọc thông tin, hãy cho biết tại sao cần phải bảo vệ hòa bình thế giới
Trả lời:
- Cần phải bảo vệ hòa bình thế giới vì:
+ Bảo vệ hòa bình thế giới có ý nghĩa to lớn, hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.
+ Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người.
+ Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng.

Luyện tập

Luyện tập SGK Địa 11 Cánh diều Bài 5 (trang 20): Lập sơ đồ thể hiện một số vấn đề an ninh toàn cầu.

Trả lời:
- Sơ đồ thể hiện một số vấn đề an ninh toàn cầu:

Địa 11 Cánh diều Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Vận dụng

Đề bài: Hãy tìm hiểu và nêu một số hoạt động của Việt Nam trong việc tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Gợi ý:
* Một số hoạt động của Việt Nam trong việc tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc:
     Từ tháng 6.2014 đến nay, Việt Nam đã cử gần 800 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đi thực hiện nhiệm vụ GGHB Liên Hợp Quốc theo hai hình thức cá nhân và đơn vị tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên Hợp Quốc. Các lực lượng của Việt Nam đã, đang hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên Hợp Quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong gần một thập kỷ qua, lực lượng GGHB Việt Nam đã không ngừng phát triển ngày một lớn mạnh hơn, đóng góp nhiều hơn và hiệu quả hơn cho công tác gìn giữ hòa bình của LHQ. Năm 2014, ra mắt thành lập Trung tâm GGHBVN (nay là Cục GGHBVN) và cử hai sĩ quan đầu tiên lên đường làm nhiệm vụ tại phái bộ Nam Sudan, đánh dấu Việt Nam chính thức gia nhập hàng ngũ những chiến sĩ mũ nồi xanh của LHQ. Năm 2022, Công an Việt Nam chính thức tham gia gìn giữ hòa bình, cũng trong năm này lần đầu tiên chúng ta cử đội Công binh đi làm nhiệm vụ quốc tế. Đây là lực lượng đơn vị lớn nhất mà Việt Nam triển khai kể từ khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ…