I. Vị trí địa lí
Câu hỏi mục I SGK Địa 11 Cánh diều Bài 22 (trang 103): Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy:- Xác định bốn đảo lớn của Nhật Bản trên bản đồ.
- Trình bày vị trí địa lí của Nhật Bản.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.

- Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn : Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Vị trí địa lí của Nhật Bản:
+ Nhật Bản là một quốc đảo, diện tích khoảng 378 nghìn km2, nằm phía đông châu Á, kéo dài từ 20°25’B - 45°33’B và từ 123°Đ - 154°Đ. Bao gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu) và hàng nghìn đảo nhỏ, trải dài theo vòng cung dài khoảng 3800 km.
+ Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, gần Liên bang Nga và Trung Quốc là 2 nền kinh tế lớn trên thế giới.
+ Nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên có động đất, sóng thần, núi lửa.
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:
+ Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho Nhật Bản giao thương, mở rộng các mối liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.
+ Thường xuyên gặp thiên tai nên gây những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi mục II SGK Địa 11 Cánh diều Bài 22 (trang 104): Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy:- Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản
- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.

* Địa hình, địa chất:
- Diện tích chủ yếu là đồi núi( 80%dt). Đồng bằng ít nhỏ hẹp, phân bố ở ven biển
- Chủ yếu là núi lửa (>80 núi lửa còn hoạt động, 165 núi lửa đã tắt)
- Nằm trong khu vực bất ổn của vỏ trái đất, nên mỗi năm có hàng ngàn trận động đất và núi lửa
- Thuân lợi : Nhiều suối nước nóng, đất tốt, thuận lợi cho trồng trọt.
- Khó khăn : có hàng ngàn trận đông đất, kèm theo sóng thần làm hạn chế các hoạt động kinh tế.
* Khí hậu:
- Do lãnh thổ kéo dài 14 từ vĩ độ310B đến 450B ,dài khoảng 2000km nên khí hậu có sự phân hóa
+ Phía bắc có khí hậu ôn đới gió mùa, mùa đông lạnh kéo dài và có nhiều tuyết.
+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ôn hòa, mùa hè nóng, thường có mưa to và bão.
* Sông ngòi, bờ biển:
- Sông ngòi ngăn dốc, có khả năng phát triển thủy điện.
- Đường bờ biển dài 12000 km, khúc khuỷu, nhiều vịnh thuận lợi cho xây dựng các hải cảng. Biển phần lớn không đóng băng ( trừ cực bắc đảo Hôc cai đô)→ thuận lợi cho phát triển GTVT biển.
- Là nơi hội tụ của 2 dòng biển nóng và lạnh tạo ra ngư trường có trữ lượng cá lớn như cá thu, cá hồi, cá trích → cá giá trị cao nên thuận lợi cho phát triển nghề cá.
* Lâm nghiệp :
- Có diện tích rừng rộng là điều kiện để phát triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.
* Khoáng sản:
- Nghèo tài nguyên khoáng sản, khoáng sản quan trọng nhất của NB là than đá và đồng nhưng trữ lượng không nhiều.
--> Thiếu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu…vì vậy phải nhập từ bên ngoài.
* Điều kiện tự nhiên đã đem lại cho Nhật Bản những:
- Thuận lợi:
+ Nằm giáp biển --> nguồn thủy hải sản phong phú và đa dạng. Và là đất nước được hình thành từ nhiều những đảo => tiềm năng du lịch rất lớn.
+ Nằm cạnh với các nước có nền kinh tế phát triển và mới nổi trên Thế giới --> giao lưu kinh tế.
+ Phát triển giao thông vận tải biển và cảng biển.
+ Khí hậu ôn đới ở miền Bắc và cận nhiệt ở miền Nam tạo nên khí hậu đa dạng, và càng thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
- Khó khăn:
+ Giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn.
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên khá nghèo nàn, trừ than đá và đồng có 1 số lượng ít thì còn lại những nguồn tài nguyên ko đáng kể.
+ Thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần...) thường xuyên xảy ra: nằm ở vành đai Thái Bình Dương.
III. Dân cư và xã hội
Câu hỏi 1 SGK Địa 11 Cánh diều Bài 22 (trang 106): Đọc thông tin, quan sát các hình 22.2, 22.3 và dựa vào bảng 22, hãy:- Trình bày đặc điểm dân cư của Nhật Bản.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.

Trả lời:
- Đặc điểm dân cư của Nhật Bản
+ Là nước đông dân, năm 2020 là 126,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
+ Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12% dân số, số dân ở nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% dân số; tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).
+ Mật độ dân số trung bình khoảng 228 người/km2, phân bố dân cư không đều.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, nhiều đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị như Ô-xa-ca, Kô-bê, Tô-ky-ô,…
+ Có các dân tộc: Ya-ma-tô (98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:
- Thuận lợi: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào. Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, đầu tư cho giáo dục là động lực cho phát triển kinh tế.
- Khó khăn: Dân số giá gây thiếu nguồn lao động trong tương lai. Chi phí cho người già lớn (y tế, nuôi dưỡng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi công.
Câu hỏi 2 SGK Địa 11 Cánh diều Bài 22 (trang 107): Đọc thông tin, hãy :
- Trình bày đặc điểm xã hội của Nhật Bản
- Phân tích tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Trả lời:
* Đặc điểm xã hội của Nhật Bản
+ Nền văn hóa đặc sắc, người dân có tính tập thể, tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi,…
+ Văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc như: trà đạo, su-shi, lễ hội, trang phục…
+ Rất chú trọng đầu tư cho giáo dục (tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt gần 100%).
+ Hệ thống y tế phát triển, bảo hiểm sức khỏe được áp dụng bắt buộc đối với mọi người dân.
+ HDI của Nhật Bản thuộc vào nhóm rất cao, năm 2020 là 0,923.
* Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:
- Từ những đặc điểm trên Nhật Bản ngaỳ càng hoà nhập với thế giới đẩy mạnh phát triển du lịch, con người Nhật Bản có kiến thức cao khiến cho việc các du học sinh nước ngoài đẩy mạnh du học cùng với đó hệ thống kinh tế phát triển cao ta có thể thấy được bằng chứng là độ tuổi ở Nhật Bản rất cao so với thế giới.
Luyện tập
Luyện tập: Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Nhật Bản đến phát triển kinh tế - xã hội.Lời giải:

Vận dụng
Đề bài: Thu thập thông tin về một trong các vấn đề sau của Nhật Bản trình độ học vấn, đô thị hoá, cơ cấu dân số theo độ tuổi.Trả lời:
* Trình độ học vấn: Trình độ học vấn đang thấp hơn so với các nước phát triển khác
* Đô thị hóa:
- Nhật Bản là một trong những nước đô thị hóa nhanh nhất thế giới, với hơn 90% dân số của nước này sống trong các khu vực đô thị.
- Đô thị hoá tại Nhật Bản bắt đầu vào những năm 1950, khi nước này trải qua một quá trình phục hưng kinh tế và đô thị hóa tăng nhanh trong suốt những năm 1960 và 1970. Thành phố Tokyo là một trong những thành phố đầu tiên tại Nhật Bản trở thành một trung tâm kinh tế và đô thị lớn, và sau đó, các thành phố khác như Osaka, Nagoya và Fukuoka cũng phát triển rất nhanh.
* Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
- Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, với khoảng 28% dân số là người trên 65 tuổi. Cơ cấu dân số tại Nhật Bản đang trở nên già hơn và đang gặp phải nhiều thách thức về mặt kinh tế và xã hội.
- Tỷ lệ người trên 65 tuổi tại Nhật Bản đang tăng lên đáng kể, trong khi đó tỷ lệ người dưới 15 tuổi lại giảm. Theo ước tính, vào năm 2050, tỷ lệ người trên 65 tuổi tại Nhật Bản sẽ đạt mức trên 40%, trong khi tỷ lệ người dưới 15 tuổi chỉ là khoảng 10%. Điều này đặt ra những thách thức lớn về mặt tài chính, bởi vì những người già sẽ tạo ra áp lực tài chính cho chính phủ và các hệ thống bảo hiểm xã hội.