1. Nhiệt độ không khí
Câu 1: Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1.
Trả lời:
- Giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1: 18oC.
Câu 2: Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 270C, 270C, 320C, 300C. Hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó.
Trả lời:
- Nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó là: (270C + 270C + 320C + 300C) : 4 = 290C.
Câu 3: Quan sát hình 2 và đọc thông tin mục 1b, em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Trả lời:
Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm
- Ma-ni-la có nhiệt độ trung bình năm của không khí cao nhất trong 3 địa điểm (25,4oC), tiếp đến là Xơ-un (13,3oC) và thấp nhất là Tích-xi (-12,8oC).
=> Nhiệt độ trung bình năm của không khí giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.
- Giải thích:
+ Vùng vĩ độ thấp (Ma-ni-la) quanh năm có góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.
+ Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn: Xơ-un (vĩ độ trung bình), Tích-xi (vĩ độ cao) nên nhiệt độ trung bình năm của không khí thấp dần.
2. Mây và mưa
Câu 1: Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiều % nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà?
Trả lời:
- Giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4: 85%. Còn 15% nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà.
Câu 2: Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5, em hãy mô tả quá trình hình thành mây và mưa. Gợi ý:
- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?
- Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?
- Khi nào mây tạo thành mưa?
Trả lời:
Quá trình tạo mây và mưa:
- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ bề mặt Trái Đất (ao, hồ, sông, suối, thực vật,…), biển và đại dương.
- Khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục được nhận bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.
- Các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.
Câu 3: Hãy xác định trên bản đồ hình 6:
- Những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm
- Những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm
Trả lời:
Quan sát trên bản đồ hình 6:
- Những vùng có lượng mưa trung bình hằng năm trên 2 000 mm: A-ma-dôn, vịnh Ghi-nê, một phần Ấn Độ, một phần khu vực Đông Nam Á,...
- Những vùng có lượng mưa trung bình hằng nảm dưới 200 mm: hoang mạc Xa-ha-ra vùng gần cực, trung tâm Ô-xtrây-li-a,....
Luyện tập và Vận dụng
Câu 1: Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG A (Đơn vị: oC)
Tính nhiệt độ trung bình năm của trạm.
Trả lời:
- Nhiệt độ trung bình năm của trạm khí tượng A là: 27,1oC.
Câu 2: Em hãy nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.
Trả lời:
Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống:
- Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống.
- Nước mưa là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng.
- Mưa giúp rửa sạch không khí, làm giảm nhiệt.
- Mưa mang lại nước, nguồn sống cho tất cả các sinh vật trên Trái Đất.
- Mưa là một mắt xích quan trọng của tuần hoàn nước,…
Câu 3: Theo dõi bản tin dự báo thời tiết trong một ngày. Cho biết nhiệt độ không khí cao nhất và nhiệt độ không khí thấp nhất, sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày ở bản tin đó
Trả lời:
Ví dụ: Bản tin dự báo thời tiết trong 1 ngày của Hà Nội (30/9/2021).
- Nhiệt độ không khí cao nhất: 33oC.
- Nhiệt độ không khí thấp nhất: 26oC.
- Chênh lệch nhiệt độ trong ngày: 7oC.