1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ
Câu hỏi mục 1 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 13 (trang 125): Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hãy:
- Xác định vị trí và phạm vi châu Mỹ.
- Cho biết châu Mỹ tiếp giáp với những đại dương nào.
Trả lời:
- Vị trí và phạm vi châu Mỹ: nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, kéo dài theo hướng bắc-nam, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
Châu mỹ bao gồm lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
- Châu Mỹ tiếp giáp với các đại dương:
+ Phía bắc: Bắc Băng Dương
+ Phía đông: Đại Tây Dương
+ Phía tây: Thái Bình Dương
2. Hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ
Câu hỏi mục 2 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 13 (trang 127): Đọc thông tin và quan sát hình 13.2, hãy phân tích các hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
Trả lời:
- Việc phát kiến ra châu Mỹ đã mở đường cho người châu Âu đến khai phá châu Mỹ. Họ đã đổi mới công nghệ, phát triển hàng hải quốc tế, mở rộng thị trường thế giới và thúc đẩy giao thương giữa các châu lục. Việc phát kiến ra châu Mỹ cũng dẫn đến quá trình di cư từ châu Âu, châu Phi, châu Á đến châu Mỹ. Các dòng nhập cư vào châu Mỹ đã làm thay đổi đặc điểm dân cư, văn hoá và lịch sử của châu lục này.
Luyện tập
Câu hỏi 1 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 13 (trang 127): Chứng minh rằng châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
Trả lời:
- Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây do các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây đều nằm ở nửa cầu Tây.
Câu hỏi 2 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 13 (trang 127): Phân tích tác động tích cực của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
Trả lời:
Tác động tích cực của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ:
- Mang lại hiểu biết về vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
- Mở đường cho người châu Âu đến khai phá, đổi mới công nghệ, phát triển hàng hải quốc tế, mở rộng thị trường thế giới và thúc đẩy giao thương giữa các châu lục.
Vận dụng
Câu hỏi 3 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 13 (trang 127): Hãy thu thập các thông tin về chuyến đi của C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
Trả lời:
- Sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo làm trưởng đoàn đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492. Theo lệnh của vua Fernando và hoàng hậu Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất ph càng Palos xứ Andalucia. Trong 2 tháng và 9 ngày sau đó, đoàn đã vượt qua biển gi Tây Dương và đến một số đảo thuộc lục địa châu Mỹ, cụ thể là các đảo thuộc quần đảo Bahamas hiện nay. Khi trở về, Colombo đã thông báo cho châu Âu biết về sự tồn tại của một thế giới mới. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách hiệt nhau kể từ buổi bình minh của nhân loại. Trong những thế kỷ tiếp sau đó. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả Vương Quốc Anh cũng như Pháp, bên cạnh các cường quốc châu Âu khác, dã ra sức cạnh tranh để khám phá, chinh phục và thực dân hóa châu mỹ, từ đó dẫn đến sự hình thành của nhiều dân tộc nhiều nền văn hóa và quốc gia mới.