1. Đặc điểm dân cư
Câu hỏi 1 (trang 104) Địa Lí 7 Cánh Diều Bài 6: Đọc thông tin và quan sát hình 6.1, hãy nhận xét về số dân của châu Á qua các năm.
Trả lời:
Số dân của châu Á qua các năm đều tăng liên tục và là châu lục có số dân đông nhất thế giới:
- Số dân tăng nhanh từ 3,2 triệu người (1990) lên 4,6 triệu người (2019).
- Số dân châu Á chiếm gần 60% (2019) dân số của thế giới.
- Hai quốc gia có số dân đông nhất là Trung Quốc (1,4 tỉ người), Ấn Độ (1,39 tỉ người).
Câu hỏi 2 (trang 105) Địa Lí 7 Cánh Diều Bài 6: Đọc thông tin và quan sát bảng 6.1 và hình 6.2, hãy nêu đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á
Trả lời:
- Châu Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hoá và có sự khác biệt giữa các khu vực.
- Sự chênh lệch giữa giới nam so với giới nữ : Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 104,7 nam.
2. Phân bố dân cư và các đô thị lớn
Câu hỏi (trang 106) Địa Lí 7 Cánh Diều Bài 6: Đọc thông tin và quan sát bảng 6.2, hình 6.3, hãy xác định các khu vực đông dân và thưa dân ở châu Á. Kể tên và xác định các đô thị trên 20 triệu dân ở châu Á.
Trả lời:
- Các khu vực đông dân ở châu Á: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
- Các khu vực thưa dân ở châu Á: Trung Á và Tây Nam Á.
- Các đô thị trên 20 triệu dân ở châu Á: Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Mumbai, Niu Đê-li, Đăc-ca.
3. Đặc điểm tôn giáo
Câu hỏi (trang 106) Địa Lí 7 Cánh Diều Bài 6: Đọc thông tin, hãy nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á.
Trả lời:
- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới:
+ Nam Á: Ấn Độ giáo, Phật giáo.
+ Tây Nam Á: Kitô giáo và Hồi giáo.
- Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa và kiến trúc của các quốc gia.
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập 1 (trang 106) Địa Lí 7 Cánh Diều Bài 6: Hãy lập bảng để thể hiện một số đô thị (tên đô thị, thuộc quốc gia) phân theo số dân của châu Á: dưới 5 triệu người, từ 5 đến dưới 10 triệu người, từ 10 đến dưới 20 triệu người.
Trả lời:
Vận dụng 2 (trang 106) Địa Lí 7 Cánh Diều Bài 6: Hãy tìm hiểu về một tôn giáo ở địa phương em hoặc ở Việt Nam.
Gợi ý:
Phật giáo ở Việt Nam:
- Có hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II TCN; Phái Tiểu thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II sau CN.
- Từ thế kỷ thứ X, Phật giáo phát triển nhanh chóng, được coi là quốc đạo và đạt đỉnh cao ở thời Lý-Trần.
- Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 triệu tín đồ, với 20.000 chùa thờ Phật, hơn 38.000 tăng ni; nhiều trung tâm đào tạo các chức sắc tôn giáo.