Đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a
Câu hỏi SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 147): Đọc thông tin và quan sát hình 21.1, hãy trình bày đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
Đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a:
- Chủ nhân đầu tiên là người bản địa.
- Từ thế kỉ XVIII, Ô-xtrây-li-a đã trở thành đất nước của những người nhập cư từ châu Âu và châu Á. Năm 2019, người dân bản địa chỉ chiếm khoảng 3% dân số.
- Dân số không đông. Năm 2019, Ô-xtrây-li-a có khoảng 25 triệu người.
- Tỷ lệ gia tăng dân số thấp: 0,9% (năm 2019).
- Mật độ dân số thấp: 3 người/km² (năm 2019).
- Dân cư phân bố chủ yếu ở dải ven biển phía đông, đông nam và tây nam.
- Mức độ đô thị hóa cao với tỉ lệ dân đô thị khoảng 86%.
Một số vấn đề lịch sử và văn hóa độc đáo của Ô-xtrây-li-a
Câu hỏi 1 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 147): Đọc thông tin, hãy trình bày một số vấn đề về lịch sử của Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
- Ô-xtrây-li-a được người Hà Lan phát hiện năm 1606.
- Năm 1770 thuyền trưởng Giem-cúc đến Ô-xtrây-li-a.
- 1788 Anh thiết lập chế độ thuộc địa tại Ô-xtrây-li-a.
- Năm 1901 Ô-xtrây-li-a giành được độc lập nhưng đến 1967 người bản địa mới được công nhận là công dân.
Câu hỏi 2 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 147): Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm văn hoá độc đáo của Ô-xtray-li-a.
Trả lời:
- Ô-xtrây-li-a có di sản văn hoá độc đáo từ người bản địa. Các dòng nhập cư từ châu Âu và từ châu Á đã mang đến đây những đặc điểm văn hoá của họ.
- Sự chung sống và hoà huyết giữa người bản địa và người nhập cư đã tạo nên một nền văn hoá đa dạng.
Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a
Câu hỏi 1 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 148): Đọc thông tin và quan sát hình 21.2, hãy phân tích phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở Ô-xtrây-li-a:
- Chăn nuôi gia súc (bò, cừu) trên các đồng cỏ tự nhiên ở những vùng đất bán khô hạn.
- Vùng duyên hải phía bắc và phía đông phát triển rừng tự nhiên và rừng trồng.
- Một phần nhỏ diện tích lãnh thổ có đất tốt, khí hậu thuận lợi được sử dụng để trồng cây lương thực (lúa mì), cây công nghiệp (mía) và cây ăn quả (nho, cam) với sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi.
- Ô-xtrây-li-a đang áp dụng các biện pháp khắc phục hiện tượng hoang mạc hóa do chăn thả gia súc quá mức trước đây, hạn hán và cháy rừng do biến đổi khí hậu.
Câu hỏi 2 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 149): Đọc thông tin, hãy phân tích phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
- Khai thác tài nguyên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt, nước ngầm để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt.
- Để gia tăng nguồn cung cấp nước , Ô-xtrây-li-a đã xây dựng đập và hồ trữ nước mưa, các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển.
Câu hỏi 3 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 149): Đọc thông tin và quan sát hình 21. 2, hình 21.3, hãy phân tích phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở Ô-xtrây-li-a.
Đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a
Câu hỏi SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 147): Đọc thông tin và quan sát hình 21.1, hãy trình bày đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
Đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a:
- Chủ nhân đầu tiên là người bản địa.
- Từ thế kỉ XVIII, Ô-xtrây-li-a đã trở thành đất nước của những người nhập cư từ châu Âu và châu Á. Năm 2019, người dân bản địa chỉ chiếm khoảng 3% dân số.
- Dân số không đông. Năm 2019, Ô-xtrây-li-a có khoảng 25 triệu người.
- Tỷ lệ gia tăng dân số thấp: 0,9% (năm 2019).
- Mật độ dân số thấp: 3 người/km² (năm 2019).
- Dân cư phân bố chủ yếu ở dải ven biển phía đông, đông nam và tây nam.
- Mức độ đô thị hóa cao với tỉ lệ dân đô thị khoảng 86%.
Một số vấn đề lịch sử và văn hóa độc đáo của Ô-xtrây-li-a
Câu hỏi 1 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 147): Đọc thông tin, hãy trình bày một số vấn đề về lịch sử của Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
- Ô-xtrây-li-a được người Hà Lan phát hiện năm 1606.
- Năm 1770 thuyền trưởng Giem-cúc đến Ô-xtrây-li-a.
- 1788 Anh thiết lập chế độ thuộc địa tại Ô-xtrây-li-a.
- Năm 1901 Ô-xtrây-li-a giành được độc lập nhưng đến 1967 người bản địa mới được công nhận là công dân.
Câu hỏi 2 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 147): Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm văn hoá độc đáo của Ô-xtray-li-a.
Trả lời:
- Ô-xtrây-li-a có di sản văn hoá độc đáo từ người bản địa. Các dòng nhập cư từ châu Âu và từ châu Á đã mang đến đây những đặc điểm văn hoá của họ.
- Sự chung sống và hoà huyết giữa người bản địa và người nhập cư đã tạo nên một nền văn hoá đa dạng.
Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a
Câu hỏi 1 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 148): Đọc thông tin và quan sát hình 21.2, hãy phân tích phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở Ô-xtrây-li-a:
- Chăn nuôi gia súc (bò, cừu) trên các đồng cỏ tự nhiên ở những vùng đất bán khô hạn.
- Vùng duyên hải phía bắc và phía đông phát triển rừng tự nhiên và rừng trồng.
- Một phần nhỏ diện tích lãnh thổ có đất tốt, khí hậu thuận lợi được sử dụng để trồng cây lương thực (lúa mì), cây công nghiệp (mía) và cây ăn quả (nho, cam) với sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi.
- Ô-xtrây-li-a đang áp dụng các biện pháp khắc phục hiện tượng hoang mạc hóa do chăn thả gia súc quá mức trước đây, hạn hán và cháy rừng do biến đổi khí hậu.
Câu hỏi 2 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 149): Đọc thông tin, hãy phân tích phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
- Khai thác tài nguyên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt, nước ngầm để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt.
- Để gia tăng nguồn cung cấp nước , Ô-xtrây-li-a đã xây dựng đập và hồ trữ nước mưa, các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển.
Câu hỏi 3 SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 149): Đọc thông tin và quan sát hình 21. 2, hình 21.3, hãy phân tích phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
- Ô-xtrây-li-a phát triển mạnh công nghiệp khai thác dựa trên nguồn tài nguyên khoảng sản phong phú như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, ni-ken, vàng, đồng, bô-xit, u-ra-ni-um, đá quý....
- Phần lớn than, dầu mỏ, khi đốt và đá quý được xuất khẩu.
Luyện tập
Câu hỏi Luyện tập SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 149): Vì sao Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng?
Trả lời:
Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng vì:
- Ô-xtrây-li-a là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa.
- Đất nước tồn tại cộng đồng dân cư đa sắc tộc (hơn 150 sắc tộc cùng sinh sống).
- Có sự dung hòa giữa nhiều nét văn hóa khác nhau trên thế giới với văn hóa bản địa.
Vận dụng
Câu hỏi Vận dụng SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 149): Hãy thu thập thông tin về phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hoặc đất ở Việt Nam.
Trả lời:
* Khai thác, sử dụng đất:
- Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (năm 2005).
Diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn. Hiện nay khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa thoái hóa (chiếm 28% diện tích đất đai).
* Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
- Đối với vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.
- Đối với vùng đồng bằng:
+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
>>> Xem thêm các bài soạn tại mục lục: Giải SGK Địa lí 7 - Cánh Diều
----------------------------------------
Từ những lời giải chi tiết cho bài học SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô - xtrây - li - a mà Tritue360 đã hướng dẫn trên đây. Hi vọng sẽ đem lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích trên con đường học tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
Trả lời:
- Ô-xtrây-li-a phát triển mạnh công nghiệp khai thác dựa trên nguồn tài nguyên khoảng sản phong phú như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, ni-ken, vàng, đồng, bô-xit, u-ra-ni-um, đá quý....
- Phần lớn than, dầu mỏ, khi đốt và đá quý được xuất khẩu.
Luyện tập
Câu hỏi Luyện tập SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 149): Vì sao Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng?
Trả lời:
Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng vì:
- Ô-xtrây-li-a là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa.
- Đất nước tồn tại cộng đồng dân cư đa sắc tộc (hơn 150 sắc tộc cùng sinh sống).
- Có sự dung hòa giữa nhiều nét văn hóa khác nhau trên thế giới với văn hóa bản địa.
Vận dụng
Câu hỏi Vận dụng SGK Địa lí 7 Cánh Diều Bài 21 (trang 149): Hãy thu thập thông tin về phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hoặc đất ở Việt Nam.
Trả lời:
* Khai thác, sử dụng đất:
- Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (năm 2005).
Diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn. Hiện nay khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa thoái hóa (chiếm 28% diện tích đất đai).
* Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
- Đối với vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.
- Đối với vùng đồng bằng:
+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.