Giải SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Âu

1. Vấn đề bảo vệ môi trường

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1, hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.

Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Âu

Trả lời:

Vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu:

* Bảo vệ môi trường không khí:

- Nguyên nhân ô nhiễm: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ.

- Giải pháp:

+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

+ Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.

+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo dần thay thế năng lượng hóa thạch.

+ Có các biện pháp giảm lượng khí thải trong thành phố.

* Bảo vệ môi trường nước

- Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.

- Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.

2. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2, hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu

Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Âu

Trả lời:

Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu:

- Các quốc gia châu Âu rất chú trọng bảo vệ sự đa dạng sinh học.

- Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ở châu Âu được bảo tồn tương đối tốt.

- Để giữ gìn đa dạng sinh học, các nước châu Âu đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.

3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3 trong mục 3, hãy trình bày vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu.

Trả lời:

Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu:

- Biểu hiện của biến đổi khí hậu: ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu).

- Biện pháp ứng phó:

+ Trồng và bảo vệ rừng.

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

+ Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường (mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều).

Luyện tập - vận dụng

Câu 1. Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:

Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Âu

Trả lời:

VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CHÂU ÂU

Loại môi trường

Biện pháp bảo vệ

Môi trường không khí

- Kiểm soát chất lượng khí thải.

- Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.

- Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo.

- Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.

Môi trường nước

- Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất.

- Xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường.

- Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển.

- Nâng cao ý thức người dân.

Câu 2. Tìm hiểu về việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở một quốc gia châu Âu.

Trả lời:

- Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở Nga: Hậu quả từ thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, tình trạng khô cạn biển Aral, sự phụ thuộc của Nga vào khai thác dầu mỏ, khí đốt… có ảnh hưởng lớn đến môi trường của quốc gia này. Nhận thức được những mối nguy hại từ các vấn đề trên, từ năm 1991, Chính phủ Nga đã ban hành một loạt các luật về môi trường cùng những quyền lợi của cá nhân đối với môi trường an toàn, được ghi nhận trong Hiến pháp. Các hoạt động giám sát, quản lý môi trường cũng được định hình lại suốt hơn 20 năm qua