MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP: TUẦN HOÀN BỀN VỮNG
1. Quan niệm về mô hình sản xuất nông nghiệp
- Mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững là quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra theo chu trình khép kín. Theo đó, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình sản xuất này sẽ được sử dụng để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác.
- Đương nhiên, chất thải và phế phụ phẩm sẽ được xử lý cẩn thận, kỹ lưỡng bằng công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý và khoa học kỹ thuật. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với chi phí rẻ hơn nhiều mà không gây ô nhiễm môi trường.
- Một ví dụ cho mô hình phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng tuần hoàn là chăn nuôi bò - trồng cây ăn quả - trồng cây dược liệu. Chất thải của bò cùng thân cây ăn quả sau khi thu hoạch sẽ được xử lý, ủ làm phân bón. Phân bón này được dùng để bón cho cây húng quế, cây ngô, cây cỏ voi. Những loại cây trồng này sau khi thu hoạch xong thì dùng làm thức ăn cho bò.
- Với mô hình nông nghiệp bền vững này, nhà nông có thể tiết kiệm được 40% chi phí cho phân bón. Đồng thời, tận dụng và xử lý triệt để các chất thải, phế phụ phẩm, giúp bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
2. Những điều kiện để phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp
- Nguồn tài nguyên phong phú: Việt Nam sở hữu khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, đất đai phong phú, nguồn lao động trẻ là những điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững.
- Kinh nghiệm sản xuất: Nhà nông Việt ngày càng được nâng cao trình độ, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới và áp dụng hiệu quả vào canh tác.
- Chính sách nhà nước: Nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ nông nghiệp tuần hoàn như Chiến lược quốc gia về phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Chương trình quốc gia về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 – 2025.
- Nhu cầu thị trường: Nhu cầu sử dụng nông sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Đây là điều kiện cần thiết tạo ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực này.
3. Một số sản phẩm nông nghiệp cụ thể được sản xuất từ mô hình
- Mô hình nông nghiệp tuần hoàn Vườn – Ao – Chuồng (VAC)
- Mô hình nông nghiệp tuần hoàn Vườn – Ao – Chuồng – Rừng (VACR)
- Mô hình nông nghiệp tuần hoàn Vườn – Ao – Chuồng – Biogas (VACB)