1. Giai đoạn khởi đầu của công cuộc Đổi mới (1986-1995)
Câu hỏi (trang 65) Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 10: Trình bày nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995?
Trả lời:
- Tháng 12 - 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối xây dựng đất nước và để ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Nội dung của công cuộc Đổi mới được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) và được bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991). Trải qua hai kế hoạch 5 năm (1986 - 1990 và 1991 - 1995), công cuộc Đổi mới được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là đổi mới trên lĩnh vực kinh tế.
- Về kinh tế, chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991) của Đảng Cộng sản, Việt Nam chủ trương hội nhập về kinh tế quốc tế.
- Về chính trị, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan luật pháp. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
- Về văn hóa - xã hội, phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân. Nhà nước tạo môi trường và điều kiện để người lao động có việc làm, cải thiện điều kiện lao động. Chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân.
- Về quốc phòng - an ninh, chủ trương xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh.
- Về đối ngoại, chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam chủ trương quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.
- Giai đoạn khởi đầu của công cuộc Đổi mới (1986 - 1995) đã tạo cơ sở vững chắc để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước phát triển trong thời gian tiếp theo.
2. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoa, hiện đại hoa, bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế (1996 - 2006)
Câu hỏi (trang 66) Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 10: Trình bày nội dung của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2006.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 - 1996) và lần thứ IX (tháng 4 - 2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nội dung cơ bản của đường lối đổi mới như sau:
+ Về kinh tế: tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chú trọng việc đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực.
+ Về chính trị:
▪ Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân;
▪ Lấy liên minh công nông và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do đẳng cộng sản lãnh đạo.
▪ Cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
+ Về văn hoá-xã hội:
▪ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
▪ Tăng nhanh mức đầu tư của nhà nước và của xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hoá, bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi sáng tạo văn hoá, văn học nghệ thuật.
▪ Gắn liền tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp; chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội.
+ Về quốc phòng-an ninh:
▪ Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước.
▪ Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
+ Về đối ngoại: tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại
3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng (từ năm 2006 đến nay)
Câu hỏi (trang 67) Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 10: Trình bày nội dung của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay.
Trả lời:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) đã chủ trương: đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn từ năm 2006 đến nay:
* Về kinh tế:
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại.
* Về chính trị, văn hóa, xã hội- an ninh- quốc phòng:
- Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ốn định.
* Về đối ngoại:
- Chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.
- Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá- xã hội, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.
Luyện tập
Vẽ sơ đồ nội dung các giai đoạn của công cuộc Đối mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Trả lời:
Vận dụng
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12- 1986) để giới thiệu với thầy, cô và các bạn trong lớp của em.
Tư liệu tham khảo:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986)
- Thời gian: Từ 15 đến 18-12-1986
- Địa điểm: Thủ đô Hà Nội
- Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.109.613
- Số lượng tham dự Đại hội: 1129 đại biểu
- Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nguyễn Văn Linh
- Ban Chấp hành Trung ương được bầu tại Đại hội: 124 uỷ viên
- Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên
- Nhiệm vụ chính: Thực hiện đổi mới đất nước (khởi xướng đưa đất nước tiến hành công cuộc đổi mới)
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 đến 18-12-1986, tại Thủ đô Hà Nội.
- Dự Đại hội có 1.129 đại biểu, thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong cả nước, trong số đó có 925 đại biểu của 40 tỉnh, thành, đặc khu; 172 đại biểu các đảng bộ trực thuộc Trung ương; 153 đại biểu nữ; 115 đại biểu các dân tộc thiểu số;50 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động; 72 đại biểu là công nhân trực tiếp sản xuất; ...Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.