Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

I. Tình hình phát triển kinh tế

- GDP Đông Nam Á tăng liên tục từ 2000 - 2020, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn cầu (3,6% GDP thế giới năm 2020).

- Là khu vực có nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình toàn cầu.

- Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số quốc gia đẩy mạnh kinh tế tri thức. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các quốc gia.

II. Các ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm đa dạng, vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

+ Nông nghiệp: Cây trồng chính gồm lúa gạo, cây công nghiệp (cao su, cà phê, cọ dầu, hồ tiêu), cây ăn quả.

+ Lâm nghiệp: Sản lượng gỗ khai thác lớn, đang hướng tới phát triển bền vững.

+ Thủy sản: Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% sản lượng thủy sản toàn cầu, xuất khẩu tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn.

2. Công nghiệp

- Công nghiệp là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế, xuất khẩu, tạo việc làm.

+ Các ngành trọng điểm: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, khai thác khoáng sản.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam).

3. Dịch vụ

- Thương mại: Nội thương phát triển nhanh, ngoại thương tăng trưởng mạnh với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc là đối tác lớn.

- Giao thông vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không đều được đầu tư và hiện đại hóa.

- Tài chính ngân hàng: Đang phát triển mạnh, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

- Du lịch: Đóng góp lớn vào GDP, là điểm đến hấp dẫn với các địa danh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, Bali, Bangkok.