Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

* Bối cảnh: Vào thời kỳ suy thoái của chế độ phong kiến, thực dân phương Tây lợi dụng sự bất ổn để xâm nhập và thôn tính Đông Nam Á.

- Ở Đông Nam Á hải đảo:

+ Tây Ban Nha chiếm Philippines (thế kỷ XVI), sau đó Mỹ kiểm soát (1898).

+ Hà Lan xâm nhập Indonesia từ cuối thế kỷ XVI và hoàn tất kiểm soát vào giữa thế kỷ XIX.

+ Đầu thế kỷ XX, Anh kiểm soát Malaysia, Singapore, Brunei dưới nhiều hình thức cai trị.

- Ở Đông Nam Á lục địa:

+ Anh chiếm Miến Điện (Myanmar) sau ba cuộc chiến (1824-1885).

+ Pháp xâm lược Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) (1858-1893).

+ Xiêm (Thái Lan) giữ được độc lập nhưng phải nhượng bộ về lãnh thổ và chịu sự ảnh hưởng của Anh - Pháp.

* Chính sách cai trị

- Chính trị: Chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

- Kinh tế: Thực dân bóc lột tài nguyên, biến Đông Nam Á thành nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

- Văn hóa - xã hội: 

+ Thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói;

+ Làm xói mòn giá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

2. Công cuộc cải cách ở Vương quốc Xiêm

- Bối cảnh: Đối mặt với nguy cơ xâm lược, vua Rama IV và Rama V tiến hành cải cách toàn diện.

- Nội dung cải cách:

+ Kinh tế: Miễn giảm thuế, quản lý ruộng đất, khuyến khích đầu tư công nghiệp.

+ Hành chính: Cải tổ theo mô hình phương Tây từ năm 1892.

+ Giáo dục: Công bố chương trình giáo dục đầu tiên năm 1898.

+ Ngoại giao: Rama V công du châu Âu (1897), ký hiệp ước cắt lãnh thổ để giữ độc lập.

- Kết quả: Giúp Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, hội nhập với thế giới và tránh số phận bị đô hộ như các nước khác trong khu vực.